Theo tin giáo dục của báo dân trí, hiện nay ở Hà Nội có gần 300 giáo viên có nguy cơ mất việc và hơn 1400 giáo viên ở Cà Mau sẽ bị chấm dứt hợp đồng. Như vậy, chỉ riêng hai tỉnh này đã có đến gần 2000 giáo viên đối diện với nguy cơ không có việc làm.

Vấn đề việc làm là một trong những vấn đề kinh tế – xã hội gay gắt ở nước ta. Hiện nay, vấn đề nan giải đó không chỉ là lao động có trình độ cử nhân, cao đẳng mới ra trường mà cả những người làm việc có thâm niên kinh nghiệm mấy năm vẫn dễ dàng bị sa thải. Một trong những ngành nghề vốn có đồng lương ít ỏi lại hay bị mất việc đó là giáo viên.

Hàng nghìn giáo viên sẽ bị chấm dứt hợp đồng

Ở Thanh Oai, Hà Nội, có gần 300 giáo viên hợp đồng đã gửi đơn kêu cứu đến báo chí là có nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng. Đáng buồn, những giáo viên này đều có số năm công tác khá dài, từ 8 -23 năm, không còn tuổi trẻ khiến cơ hội xin việc làm mới của những giáo viên này càng khó khăn. Nhiều giáo viên đã chấp nhận bỏ tiền túi ra để đóng BHXH nhưng giờ nếu “thất nghiệp” thì không biết giải quyết ra sao, mà nếu đóng tiếp thì lấy đâu ra thu nhập để đóng. Gia đình, con cái đều trông chờ vào đồng lương ít ỏi đó. Bao tâm huyết của tuổi trẻ để rồi lại phải “cất bước” tìm con đường mới không phải phù hợp hơn mà vì không thể bước tiếp con đường cũ.

Hàng nghìn giáo viên đứng trước nguy cơ mất việc

Còn ở Cà Mau, hơn 1400 giáo viên hợp đồng sẽ bị chấm dứt hợp đồng. Theo tìm hiểu cả phóng viên báo dân trí, con số này là do nhà trường tự ý hợp đồng với các giáo viên mà không có ý kiến với lãnh đạo tỉnh. Mặc dù hiện nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang thiếu nhiều vị trí biên chế nhưng nếu nhà trường tự ý hợp đồng thì hiệu trưởng trường đó phải tự bỏ tiền túi ra để trả cho giáo viên. Sau khi chấm dứt hợp đồng, nếu giáo viên nào đủ điều kiện thì sẽ được giữ lại.

Từ Hà Nội cho đến tận cùng đất mũi Cà Mau, hàng nghìn giáo viên đang ngày đêm khẩn thiết chờ đợi câu trả lời của những vị lãnh đao địa phương. Biết làm sao đây khi không được đến trường để tiếp tục công việc. Rồi gia đình, con cái sẽ đi về đâu, tương lai của chúng sẽ như thế nào? Rồi cái nghề được xã hội gọi là “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” sẽ còn ai dám theo đuổi, thí sinh có dám “dẫn thân” vào nghề này?

Càng nhiều tuổi càng khó xin việc

 

Xin việc đâu ở tuổi “xế chiều”

Những giáo viên trẻ tuổi thì không đáng lo ngại vì họ còn nhiều cơ hội để chuyển hướng. Nhưng đối với những giáo viên đã công tác lâu năm như ở Thanh Oai, Hà Nội thì biết xin việc ở đâu? Liệu có một cơ quan nào đủ tốt bụng để nhận những người lao động ngấp ngé ở độ tuổi 50 hay đang độ tuổi chăm lo tổ ấm hạnh phúc gia đình. Đó là nỗi niềm chung của hàng nghìn giáo viên đang đối diện với nguy cơ không có việc làm.

Trong số đó, có một người tâm sự: Theo nghề dạy học từ năm 1997, lúc đó còn chưa được biên chế, lương chỉ được 120.000 đồng/ tháng nhưng vẫn bỏ ra hơn 2 triệu đồng/năm để tham gia bảo hiểm xã hội với mong muốn có tuổi già an nhàn. Thế nhưng, một năm chỉ tổ chức thi công chức một lần với chỉ tiêu rất khiêm tốn. Không vào được biên chế nhưng vẫn kiên trì bám nghề mãi từ đó đến nay. Thà rằng, hiện nhà đã dứt khoát một lần thì đã đổi hướng từ còn trẻ. Cứ dùng dằng mãi đến tuổi này thì chẳng biết xin việc ở đâu, dù là việc thấp nhất của xã hội thì mọi người xung quanh sẽ nhìn bằng ánh mắt ái ngại hay khinh bỉ đối với người làm nghề nhà giáo thiếu “tử tế”.

5/5 - (1 bình chọn)