Trẻ quấy khóc đêm khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy nguyên nhân vì sao trẻ hay quấy khóc? Làm sao để giúp trẻ hết khóc đêm? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân trẻ quấy khóc

Bé khóc nhiều ở giai đoạn nhũ nhi là một tình trạng thường gặp, gây khó khăn cho cha mẹ trong cách giúp đỡ trẻ. Một số nhà khoa học còn gọi đây là hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi, biểu hiện thường thấy là trẻ quấy khóc rất nhiều, diễn ra trong thời gian dài và không rõ nguyên nhân đối với những trẻ được chẩn đoán là không có bất cứ bệnh lý gì kèm theo.

Trẻ khóc nhiều không rõ nguyên nhân diễn ra nhiều nhất trong giai đoạn sơ sinh, đặc biệt là vào tuần thứ 6 sau sinh và có xu hướng tự động biến mất khi trẻ được 3 – 4 tháng tuổi. Các cơn quấy khóc của trẻ thường xảy ra vào một thời điểm nhất định mỗi ngày, thường là vào ban đêm, kéo dài hàng giờ và không thể xác định được nguyên nhân chính xác khiến trẻ khó chịu. Một số trẻ vì khóc quá nhiều dẫn đến hiện tượng đầy hơi, nuốt hơi vào bụng và khiến bụng của trẻ bị đầy hơi. Tình trạng này được cho là không có mối liên quan đến tính cách của trẻ như các cha mẹ vẫn thường nghĩ.

Tre-quay-khoc-co-nhieu-nguyen-nhan-khac-nhau
Trẻ quấy khóc có nhiều nguyên nhân khác nhau

Xem thêm: Trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm sao?

Khi bé quấy khóc nhiều và kèm các triệu chứng sau đây, bố mẹ nên đưa bé đi khám ở bác sĩ nhi khoa:

  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Tiêu máu
  • Bú ít hoặc bỏ bú
  • Quấy khóc liên tục trên 2 giờ

Ngoài những nguyên nhân trên thì nhóm trẻ này có hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa hoàn thiện, dễ thiếu hụt men lactase và một số men cần thiết khác giúp tiêu hóa đường lactose có trong sữa. Sự kém tiêu hóa lactose sẽ tạo khí dư trong ruột, dẫn đến trướng bụng, đầy hơi, gây cho trẻ cảm giác khó chịu nên quấy khóc.

Một số cách giúp bé giảm khóc đêm hiệu quả

Theo dõi bữa ăn hằng ngày của trẻ

Mẹ nên chú ý đến thời gian do trẻ bú sữa, thời gian ngủ và hoạt động trong ngày của trẻ. Từ đó nắm bắt và cân đối thời gian giữa các bữa ăn, giúp bé giảm quấy khóc và đòi bú sữa vào ban đêm.

Kiểm tra tã quần của bé thường xuyên

Trẻ sơ sinh thường sẽ bài tiết rất nhiều do hệ tiêu hóa của bé lúc này khá ngắn, quá trình hấp thu cũng nhanh, khiến cho trẻ rất nhanh bị ướt tã và quấy khóc cho đến khi được thay tã mới. Vì vậy, người chăm sóc bé cần phải kiểm tra tã thường xuyên, thay tã mới ngay khi thấy nó đã bẩn.

Dỗ dành trẻ

Tre-quay-khoc-khong-chiu-ngu-phai-lam-sao
Trẻ quấy khóc không chịu ngủ phải làm sao?

Xem thêm: Trẻ vặn mình phải làm sao?

Đây là một trong những cách giúp bé giảm khóc đêm dễ thực hiện và có hiệu quả cao. Trẻ mới sinh thường vẫn còn rất nhớ không gian ấm áp như trong lòng mẹ. Do vậy, trẻ rất thích được ẵm bế, cưng nựng vì nó khiến trẻ cảm thấy ấm áp và dễ chịu.

Kiểm tra thân nhiệt

Sự thích nghi của cơ thể trẻ đối với môi trường vẫn còn kém, do đó nếu bị tác động bởi sự thay đổi thời tiết rất dễ khiến cho trẻ bị bệnh. Cho nên, bố mẹ cần thường xuyên lưu ý đến thân nhiệt cùng các dấu hiệu bất thường ở trẻ, nên tránh việc sử dụng điều hòa ở mức nhiệt quá thấp, quạt hơi nước,… Vào lúc thời tiết lạnh, trẻ cũng cần được giữ ấm cẩn thận để ngăn ngừa các bệnh lý thường gặp.

Giữ không gian yên tĩnh khi trẻ ngủ

Không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn khi gặp phải tiếng ồn khi ngủ cũng có thể bị giật mình, tỉnh giấc và khó chịu. Cho nên, việc giữ không gian yên tĩnh khi ngủ, bằng một số biện pháp đơn giản như dùng cửa cách âm, chèn cửa,… tránh việc lọt âm thanh lớn vào phòng nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng sẽ mang lại cho trẻ một giấc ngủ sâu và thoải mái.

Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp bố mẹ biết rõ những nguyên nhân tại sao trẻ quấy khóc bất thường. Trong trường hợp bố mẹ đã đáp ứng hết các nhu cầu cơ bản của con mà trẻ vẫn tiếp tục khóc. Lúc này, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn kịp thời.

Rate this post