Trẻ ăn dặm bị táo bón nguyên nhân vì sao? Làm cách nào giúp bé bớt táo bón? Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ hiểu đúng về chế độ ăn dặm chi bé, mẹ theo dõi nhé!

Tại sao trẻ ăn dặm bị táo bón

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa thích nghi với thực phẩm mới

Vi-sao-tre-an-dam-bi-tao-bon
Vì sao trẻ ăn dặm bị táo bón

Xem thêm: Trẻ em là gì?

Bình thường chúng ta sẽ quan sát thấy những thay đổi quan trọng trong phân khi chúng ta cho trẻ ăn thức ăn đặc, bao gồm: Màu sắc, mùi, số lượng, tần suất đại tiện của trẻ… Đôi khi các bà mẹ có thể thấy cả khối thức ăn trong tã. Đây là tất cả các biểu hiện bình thường khi hệ thống tiêu hóa của bé “học hỏi” và thích nghi với việc ăn toàn thức ăn.

Cho trẻ ăn dặm quá sớm

Trong nhiều trường hợp, trong độ tuổi trẻ ăn dặm bị táo bón có thể là do trẻ chưa sẵn sàng nhưng mẹ đã vội vàng tập cho ăn dặm hoặc cho ăn quá nhiều. Điều này khiến hệ tiêu hóa của trẻ có thể bị “quá tải” và dẫn tới táo bón.

Trẻ bị thiếu nước

Trong quá trình ăn dặm, hệ tiêu hoá của trẻ đang phải thích nghi với thực phẩm mới cộng thêm tình trạng thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng phân khô, cứng khó có thể đẩy ra ngoài, lâu dần sẽ tích tụ khiến trẻ bị táo bón kéo dài.

Vì vậy, trong độ tuổi ăn dặm để tránh tình trạng táo bón cha mẹ cũng nên chú ý đến cách sử dụng nước trong ăn dặm và nhu cầu về nước ở trẻ em theo độ tuổi .

Thiếu chất xơ trong chế độ ăn dặm

Ngoài ra, nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón còn có thể là do trẻ không được bổ sung đủ chất xơ từ chế độ ăn uống. Khi đó, bố mẹ cần lưu ý bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh và trái cây hoặc thử cho bé ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Trẻ mấy tháng ăn được thịt

Theo các chuyên gia, thời điểm bé bắt đầu ăn dặm là lúc bé tròn 6 tháng tuổi. Chính vì thế mà mẹ mới nôn nóng hỏi bé 6 tháng ăn được thịt gì khi thấy được nhiều lợi ích mà thịt mang lại.

Song thời điểm tốt nhất để bé ăn thịt nên là từ tháng thứ 8 trở đi. Vì lúc này hệ tiêu hóa của bé đã quen hơn với việc hấp thu các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Đồng thời, hệ miễn dịch bé 8 tháng cũng dễ dung nạp các nhóm chất đạm từ thịt nên tránh được phản ứng hay dị ứng.

Thông thường, mẹ sẽ cho bé làm quen với rau xanh và trái cây xay nhuyễn trước, sau đó mới cho bé thích nghi dần với từng loại thịt cụ thể.

Mẹo giúp trẻ ăn dặm không bị táo bón

Tre-an-dam-di-ngoai-may-lan-mot-ngay
Trẻ an dặm đi ngoài mấy lần một ngày

Xem thêm: Bổn phận của trẻ em là gì?

Cho trẻ uống đủ nước

Uông đủ nước là biện pháp hiệu quả nhất không chỉ giúp phòng ngừa táo bón ở trẻ mà còn giúp cho trẻ được tuần hoàn máu tốt hơn, cung cấp đầy đủ nước tới các bộ phận của cơ thể. 

Bổ sung xơ trong chế độ ăn

Xơ là yếu tố quan trọng giúp trẻ ngừa táo bón hiệu quả. Cha mẹ bổ sung xơ thông qua rau xanh cho trẻ tập ăn dặm bằng cách xay, mịn rau củ trong cháo, bột cho trẻ.

Pha sữa đúng tỷ lệ

Pha sữa đúng tỷ lệ và đúng hướng dẫn rất quan trọng. Ngoài sữa bột, sữa công thức thì các loại bột ăn dặm cho trẻ cũng cần pha đúng tỷ lệ để đảm bảo dinh dưỡng tối đa, ngừa táo.

Mát xa bụng cho trẻ

Thực hiện mát xa bụng cho trẻ trước khi đi ngủ bằng cách: đặt trẻ nằm ngửa trên dường và xoa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ và thực hiện ngược lại trong khoảng 15 phút. Lưu ý trước khi mát xa, cha mẹ cần rửa sạch tay và giữ tay ấm.  Việc mát xa thường xuyên sẽ kích thích trẻ tiêu hóa tốt hơn, nhu động ruột hoạt động nhiều hơn và giúp trẻ dễ đi tiêu.

Tập thói quen đi vệ sinh hằng ngày

Mặc dù đi tiêu là như cầu tự nhiên của trẻ nhưng hoàn toàn có thể tập cho trẻ thói quen đi đúng giờ và đi hằng ngày. Thời điểm tốt nhất là nên cho trẻ đi ị vào buổi sáng, ngay sau khi trẻ vừa ngủ dậy.

Trên đây là những thông tin về trẻ ăn dặm bị táo bón và những lưu ý về chế độ ăn cho trẻ để cải thiện tình hình này hy vọng đã mang đến những kiến thức ý nghĩa giúp quý phụ huynh dễ dàng hơn trong chăm sóc con trẻ.

Rate this post