Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến làm tổn thương da của trẻ nhỏ. Bệnh sau khi được điều trị vẫn có thể tái phát và khó điều trị dứt điểm.Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm rõ được dấu hiệu nhận biết và cách điều trị chàm ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất!

Chàm ở trẻ sơ sinh là gì?

Tình trạng da trẻ nổi mụn nước ở má, da đầu lan dần tới ngực, cánh tay, chân hoặc các bộ phận khác được gọi là chàm ở trẻ sơ sinh (tên gọi khác là viêm da dị ứng).

Chàm ở trẻ sơ sinh còn xuất hiện ở bên trong khuỷu tay, đầu gối, cổ tay, mắt cá chân,… khi trẻ được 1 tuổi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm ở trẻ sơ sinh

Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị chàm lên tới 65% và trẻ dưới 5 tuổi chiếm 90%. Dấu hiệu điển hình nhất của bệnh chàm ở trẻ sơ sinh là các vết chàm trông khá giống da khô, dày lên và nổi vảy hoặc có chấm nhỏ li ti sau đó to dần. Vết chàm có thể dày lên và sẫm màu do trẻ cào vào hoặc thành sẹo theo thời gian.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm ở trẻ sơ sinh

Đọc thêm về: trẻ chậm mọc răng

Tình trạng chàm da ở trẻ sơ sinh sẽ tự hết trong vài ngày. Chàm da sẽ khiến trẻ sơ sinh ngứa ngáy và khó chịu. Chính vì thế, dù không lây nhiễm những nếu không chữa trị đúng cách bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh sẽ để lại sẹo trên da gây mất thẩm mỹ.

Độ tuổi trẻ bị chàm thường khó xác định vì có trường hợp mắc bệnh khi lên 2 tuổi và cũng có trường hợp bắt đầu bị khi lớn hơn một chút.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng chàm ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên chàm ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu do cha mẹ hoặc người thân của trẻ từng bị chàm thì trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao, mang tính di truyền.

Tuy không phải tình trạng phản ứng dị ứng với một chất nhất định nào đó nhưng các tác nhân như: khói thuốc lá, phấn hoa, dị ứng thức ăn, dị ứng thành phần trong sữa cũng có thể là tác nhân khiến cho bệnh chàm xuất hiện.

Khi trẻ bị chàm nếu vẫn tiếp xúc với hóa chất trong xà phòng, lông cừu, kem dưỡng da, nước hoa, chất tẩy rửa… sẽ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Cách điều trị chàm ở trẻ sơ sinh  

Cách điều trị chàm ở trẻ sơ sinh
Cách điều trị chàm ở trẻ sơ sinh

Xem thêm: trẻ ăn nhiều bí đỏ có tốt không

Không cho trẻ gãi vào vùng da tổn thương

Khi trẻ thức, mẹ có thể ngăn được trẻ gãi vào vùng da bị chàm. Tuy nhiên khi ngủ, trẻ có thể vô thức gãi vào vết chàm hoặc chà xát vùng bị ngứa mà mẹ không thể kiểm soát được khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Để giải quyết tình trạng này, mẹ hãy cho trẻ sử dụng găng tay bằng vải mềm để giảm tối thiểu việc cọ xát vào vết chàm.

Nếu trẻ bị ngứa mà không giảm, bố mẹ hãy đưa trẻ tới khám bác sĩ chuyên khoa để tìm giải pháp thích hợp và kịp thời nhất.

Tắm và giữ ẩm cho trẻ

Để điều trị bệnh chàm ở trẻ sơ sinh, bố mẹ cần tắm rửa đúng cách cho trẻ mỗi ngày bằng nước ấm vừa phải. Tuyệt đối không nên dùng nước nóng tắm vì sẽ khiến da trẻ bị khô làm nghiêm trọng hơn tình trạng chàm da. Ngoài ra, tránh không để bé ngâm lâu trong nước xà phòng.

Tắm và giữ ẩm cho trẻ
Tắm và giữ ẩm cho trẻ

Dùng khăn mềm lau nhẹ nước còn đọng lại trên da trẻ ngay sau khi tắm và thoa ngay kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm da khi da trẻ vẫn còn ẩm.

Đặc biệt lưu ý trong việc sử dụng kem dưỡng ẩm, cần thử trước xem trẻ có bị kích ứng hay không.

Giặt quần áo, ga gối, chăn cho trẻ bằng nước giặt dịu nhẹ và không mùi

Làn da của trẻ bị chàm vô cùng nhạy cảm nên khi giặt quần áo cho trẻ, mẹ nên chọn nước giặt dịu nhẹ, không mùi thay cho xà phòng cho trẻ. Vì xà phòng có thể để lại cặn trên quần áo sau khi giặt dễ khiến trẻ bị kích ứng.

Đảm bảo làn da của bé luôn phải thông thoáng và mát mẻ

Không nên mặc cho trẻ sơ sinh bị chàm các loại quần áo có chất liệu len hoặc các chất liệu khác có thể gây kích ứng da. Đặc biệt là khi thời tiết nóng, không được cho trẻ mặc nhiều quần áo.

Bố mẹ nên mặc cho trẻ quần áo làm bằng chất liệu cotton, thấm hút mồ hôi, thoáng mát, rộng rãi.

Giảm khó chịu cho trẻ sơ sinh bằng nước lạnh

Bố mẹ có thể sử dụng một bình nước lạnh áp vào vùng da ngứa của trẻ nhiều lần trong ngày hoặc thoa kem dưỡng ẩm để giảm cơn ngứa cho trẻ nhé!

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về dấu hiệu nhận biết và cách điều trị chàm ở trẻ sơ sinh. Trẻ nhỏ có làn da vô cùng nhạy cảm và mỏng manh, nhất là ở những năm tháng đầu đời. Chính vì thế, nếu phát hiện các dấu hiệu chàm sữa, viêm da ở trẻ, bố mẹ không nên tự ý xử lý mà nên cho trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để có cách thức điều trị phù hợp nhất nhé!

Rate this post