Người khuyết tật là những đối tượng cần được xã hội quan tâm và chăm sóc, bởi họ bị những khiếm khuyết trên cơ thể nên khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Hãy tìm hiểu về thực trạng trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay trong bài viết dưới đây.

Trẻ em khuyết tật là gì?

Trẻ em khuyết tật là những trẻ bị khiếm khuyết về mặt cấu trúc cơ thể, hay bị suy giảm về các chức năng của bản thân, do đó, trẻ bị hạn chế các khả năng hoạt động, cũng như khó khăn trong quá trình sinh hoạt và học tập, vui chơi, lao động.

Các dạng khuyết tật ở trẻ gồm:

  • Khuyết tật thính giác (khiếm thính): Là sự suy giảm hay mất khả năng nghe, điều này dẫn đến trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ hoặc câm khiến chức năng giao tiếp bị hạn chế.
  • Khuyết tật thị giác (khiếm thị): Đây là sự suy giảm hay mất khả năng nhìn như mắt trẻ bị kém hoặc bị mù.
  • Khuyết tật vận động: Trẻ bị tổn thương các cơ quan vận động như tay, chân, cột sống gây ra khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại, đứng, ngồi hay nằm…
  • Khuyết tật ngôn ngữ: Trường hợp này trẻ bị tật ở cơ quan tiếp nhận chỉ huy ngôn ngữ vùng não và tổn thương của bộ phận phát âm làm ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao tiếp của trẻ.
  • Khuyết tật trí tuệ: Đây là sự suy giảm năng lực nhận thức, chỉ số thông minh thấp, trẻ không thích nghi được các hoạt động xã hội. Điều này thường xảy ra trước tuổi trưởng thành và rất khó chữa trị.
  • Ða tật: Là trường hợp trẻ bị 1 hoặc 2 loại khuyết tật cùng lúc.

trẻ em khuyết tật

Trẻ em khuyết tật là những trẻ bị khiếm khuyết về mặt cấu trúc cơ thể

Xem thêm: Tìm hiểu luật chăm sóc trẻ em là gì?

Những nguyên nhân gây ra trẻ em khuyết tật ở Việt Nam

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng khuyết tật của trẻ em ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân chính là do di chứng hậu quả của chiến tranh để lại. Những đứa trẻ được sinh ra ở thế hệ thứ 2, thứ 3 trong các gia đình có ông, cha là những người đã tham gia kháng chiến và bị nhiễm chất độc da cam Dioxin. Do đó, tỉ lệ trẻ em khuyết tật ở Việt Nam được sinh ra ở trường hợp này chiếm phần lớn trong những nguyên nhân gây ra các dạng dị tật.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác trẻ em khuyết tật như:

  • Trẻ khuyết tật được sinh ra do ảnh hưởng của biến chứng thai nhi trong quá trình mang thai mẹ bị ốm, bị nhiễm độc.
  • Do di truyền gen hay do rối loạn nhiễm sắc thể, bệnh di truyền gây dị tật bẩm sinh.
  • Do nuôi dưỡng và chăm sóc: suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin A, loét giác mạc, thiếu iốt;
  • Do tai nạn, bệnh tật để lại di chứng: viêm não, sốt bại liệt, lao, sốt xuất huyết, viêm tai chảy mủ.

trẻ em khuyết tậtTrẻ em khuyết tật ở Việt Nam cần được chăm sóc và bảo vệ

Xem thêm: Trẻ em lang thang là gì và thực trạng cũng như giải pháp đối với trẻ em này

Thực trạng trẻ em khuyết tật ở Việt Nam

Hiện nay, trên cả nước ta có khoảng 8 triệu người khuyết tật, con số này chiếm 7,8% dân số. Trong đó có 2.264.000 trẻ khuyết tật chiếm 28,3% tổng số người khuyết tật. Trẻ em khuyết tật ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống về vật chất và tinh thần nên rất cần đến sự quan tâm và chăm sóc của Nhà nước và xã hội như trẻ bình thường để các em có điều kiện phát triển thể chất và học tập.

Bên cạnh đó, phần lớn trẻ em khuyết tật ở nước ta thuộc đối tượng hộ nghèo, gia đình chính sách và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe, học tập hay tham gia các hoạt động xã hội của trẻ khuyết tật đều bị hạn chế. Ngoài ra, trẻ khuyết tật là đối tượng có nguy cơ bị bạo hành và lạm dụng rất cao.

Chính vì vậy, trẻ khuyết tật cần được đối xử bình đẳng, tránh sự kỳ thị, xa lánh của cộng đồng để giúp trẻ xóa đi rào cản về mặc cảm bản thân không dám hòa nhập với mọi người xung quanh. Trẻ cần nhận được sự trợ giúp, cần có các Chính sách dành cho trẻ khuyết tật nhiều hơn nữa để trẻ có thể tự tin hòa nhập cộng đồng.

Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay không có nhiều trường chuyên biệt về chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật. Các trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm dạy nghề cho trẻ khuyết tật còn ít, và trang thiết bị còn thiếu. Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý, kiến thức về dạng tật và mức độ khuyết tật để nâng cao chất lượng học tập của trẻ. Vì vậy, việc quy hoạch hệ  thống trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập và cơ sở giáo dục chuyên biệt cần sớm được nghiên cứu và hoàn chỉnh.

Tổng hợp

3/5 - (2 bình chọn)