Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng sinh lý khá phổ biến, tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại khiến cha mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân, cách xử lý và cách phòng ngừa khi trẻ hay bị nấc là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân trẻ hay bị nấc cụt

Nấc cụt được tạo ra do cơ hoành bị kích thích không liên tục đồng thời nắp thanh âm bị đóng lại đột ngột. Đây là một hiện tượng thường xuyên xảy ra, hay gặp ở các trẻ dưới 1 tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nấc cụt như:

  • Em bé bú quá no, trẻ nuốt nhiều không khí nhất là sau bú bình. Vì khi bú bình không đúng cách khiến cho bé nuốt được một lượng khí đáng kể vào dạ dày. Khi đạt vượt ngưỡng chịu đựng của dạ dày, nó tạo kích thích khiến cơ hoành bị co thắt và tạo tiếng nấc.
  • Trào ngược dạ dày: Khi xuất hiện nấc có thể là do axit trong dạ dày đang đi ngược vào thực quản. Đây là nguyên nhân phổ biến vì cơ quan tiêu hóa của dạ dày chưa được hoàn thiện.
  • Nhiệt độ thay đổi: Khi nền nhiệt thay đổi đột ngột, không khí lạnh đi vào phổi. Điều này có thể tạo ra tiếng nấc.

Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Tre-hay-bi-nac-cha-me-xu-ly-nhu-the-nao
Trẻ hay bị nấc cha mẹ xử lý như thế nào

Xem thêm: Trẻ giật mình khi ngủ xử lý như thế nào

Cả trẻ em và người lớn đều có thể bị nấc cụt, nhưng chữa nấc cụt cho người lớn đơn giản hơn nhiều. Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần phải hết sức cẩn thận vì lúc này cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện, còn rất non nớt. Dưới đây là một số cách, mẹ có thể tham khảo:

Mẹ có thể dùng hai ngón tay trỏ để nhét vào lỗ tai của trẻ trong khoảng 30 giây. Hoặc dùng 2 ngón tay bóp nhẹ mũi của trẻ, cùng lúc giữ miệng trẻ khép lại trong khoảng 2 đến 3 giây, lặp lại khoảng 15 lần, khoảng cách mỗi lần là 3 giây. Tuy nhiên, khi thực hiện các động tác này, cha mẹ cần chú ý thật nhẹ nhàng, không được mạnh tay. 

Thay đổi tư thế cho trẻ bú: Nếu sau mỗi lần ăn, trẻ đều bị nấc cụt thì nguyên nhân rất có thể là do mẹ chưa cho bé ăn đúng cách. Vậy nên Mẹ nên đổi tay, đổi tư thế cho bú sao cho hạn chế tối đa lượng không khí đi vào miệng và dạ dày của trẻ. 

Vỗ nhẹ lưng hoặc vai của trẻ: Có một cách chữa rất hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt đó là, cha mẹ chỉ cần vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ nhưng động tác phải thật dứt khoát. Đến khi bé có thể ợ hơi được chính là lúc những cơn nấc cụt sẽ biến mất. Nếu bé đang bú bị nấc cụt có thể cho bé tạm ngừng bú, sau đó mẹ vỗ nhẹ lên lưng cho bé ợ hơi.

Cho bé uống từng ngụm nước nhỏ, mỗi lần chỉ khoảng 2,5ml cũng là cách chữa nấc được nhiều mẹ áp dụng. 

Với những bé đang trong độ tuổi ăn dặm thì mẹ có thể cho một chút đường vào miệng bé. Vị ngọt sẽ góp phần giảm kích thích co thắt cho cơ hoành. 

Cách phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Da-so-tre-bi-nac-cut-la-hien-tuong-sinh-ly-binh-thuong-khong-can-dieu-tri-gi
Đa số trẻ bị nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường, không cần điều trị gì

Xem thêm: Nguyên nhân trẻ nghiến răng

Nấc cụt không chỉ khiến trẻ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến quá trình ăn/uống của trẻ. Vì vậy, mẹ nên áp dụng những biện pháp dưới đây để đề phòng tình trạng nấc cụt xảy ra đối với con yêu:

– Nhiệt độ không khí trong phòng bé phải luôn được ổn định, tránh để bé bị lạnh. Mẹ có thể choàng thêm 1 chiếc khăn xô vào cổ cho bé để tránh gió. Khép bớt các cửa sổ để tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào người bé.

– Có thể cho bé ngậm kẹo gừng nếu bé có thể ngậm được, hoặc bôi chút dầu gió vào vùng cổ tay, gáy, 2 dái tai bé.

– Lưu ý khi tắm cho bé không để nhiệt độ nước tắm quá chênh lệch với nhiệt độ phòng. Mùa đông lạnh thì cần bật quạt sưởi để phòng ấm hơn. 

– Để phòng ngừa nấc cụt, mẹ không nên cho bé ăn khi bé quá đói cũng không nên cho bé ăn hoặc bú quá no. Khi cho bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh khiến dạ dày bị dãn hơi. Sau khi cho bé ăn nên bế cao đầu khoảng 10 phút.

Nất cụt không ảnh hưởng quá nhiều đối với sức khỏe của bé nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu bé nấc liên tục trong một thời gian dài thì có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Cách tốt nhất, ba mẹ hãy đưa bé đến khám ở cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân gây nấc cụt và được bác sĩ tư vẫn phương pháp chữa trị hiệu quả.

Rate this post