Trẻ hay khóc đêm là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên nếu triệu chứng này kéo dài thì các mẹ không nên chủ quan vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển của trẻ. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu nguyên nhân cũng như biện pháp cần xử lý khi trẻ khóc đêm nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm

Cơ thể trẻ nhỏ rất nhạy cảm, do đó bất kì yếu tố nào tác động cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc. Các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ quấy khóc đêm là: 

– Tác nhân gây dị ứng: mũi con bị ngứa ngáy, con khó chịu khi môi trường xung quanh có khói thuốc, mùi hóa chất, nhiều côn trùng… 

– Bất thường ở hệ tiêu hóa: con bị chướng bụng, khó tiêu, đau bụng… là nguyên nhân hay khiến trẻ quấy khóc. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ, chẳng hạn như viêm dạ dày, trào ngược thực quản,,…

– Hệ thần kinh chưa hoàn thiện: dù chỉ tác động nhỏ bên ngoài khiến trẻ dễ giật mình tỉnh giấc và trở nên quấy khóc. 

– Trẻ thiếu canxi: đây là nguyên nhân khiến trẻ hay bị giật mình khi ngủ. Cùng với đó là các dấu hiệu: ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn… 

Bat-thuong-o-he-tieu-hoa-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-khien-Tre-quay-khoc-dem
Bất thường ở hệ tiêu hóa là một trong những nguyên nhân khiến Trẻ quấy khóc đêm

Xem thêm: Nấc ở trẻ sơ sinh nguyên nhân và cách khắc phục

– Con mọc răng: ba mẹ hãy thực hiện kiểm tra răng miệng của con. Khi con mọc răng, cơn đau nướu làm con ngủ không ngon và quấy khóc. Thêm vào đó, mọc răng khiến con khó chịu, ăn uống kém, bỏ bú và quấy khóc nhiều. 

– Ban ngày hoạt động nhiều: việc trẻ hoạt động qúa phấn khích vào ban ngày dẫn đến tình trạng quá tải cảm xúc, có thể tạo ra những cơn ác mộng khiến trẻ giật mình và khóc ban đêm. Vấn đề này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu về giấc ngủ của trẻ em.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ hay khóc đêm?

Không có cha mẹ nào không thấy xót ruột và đau lòng khi trẻ hay khóc đêm, do đó không ít người tìm kiếm các phương pháp dân gian để giúp con. Đối với các phương pháp dân gian, cha mẹ phải đặc biệt chú ý vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hiện nay chưa có biện pháp nào chính thống để khắc phục chứng khóc đêm của trẻ. 

Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia giúp các bậc cha mẹ hạn chế được biểu hiện trẻ hay khóc đêm:

Tre-1-tuoi-hay-khoc-dem-cha-me-xu-ly-nhu-the-nao
Trẻ 1 tuổi hay khóc đêm cha mẹ xử lý như thế nào

Xem thêm: Nguyên nhân trẻ giật mình khi ngủ

  • Trước tiên, cha mẹ cần phải bình tĩnh và nhanh chóng tìm hiểu vì sao trẻ lại khóc. Trường hợp trẻ khóc do những bất thường của cơ thể như sốt, đói, no, lạnh, nóng, ngủ mơ, ác mộng,… thì chỉ cần tìm cách khắc phục để trẻ cảm thấy dễ chịu và sẽ ngừng khóc.
  • Mỗi khi con khóc, mẹ nên ẵm con vào ngực để tạo cảm giác an toàn cho trẻ.
  • Không nên cho trẻ ăn quá no hay bú quá nhiều vào buổi tối nhất là trước khi ngủ. 
  • Giữ cơ thể trẻ luôn khô ráo, thường xuyên thay tã mới sau khi trẻ đi tiểu hay đại tiện.
  • Giường và ga trải giường phải sạch sẽ, tránh sử dụng các loại bột giặt, nước xả gây kích ứng da trẻ.
  • Duy trì và tập cho trẻ một lối sống khoa học và đúng giờ trong ăn uống, đại tiểu tiện, vui chơi, ngủ nghỉ.
  • Không nên để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày khiến buổi đêm trẻ khó ngủ.
  • Tránh các hoạt động vui đùa quá mức hoặc nói to, ồn ào khiến trẻ giật mình.

Trẻ hay khóc đêm thực sự là nổi ám ảnh của cha mẹ, đặc biệt với những gia đình lần đầu sinh con. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên các bạn đã có kiến thức hơn trong việc chăm sóc và xử lý khi trẻ quấy khóc đêm.

Rate this post