Trẻ giật mình khi ngủ phải làm sao để khắc phục hiệu quả? Vấn đề này được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa đặc biệt quan tâm đến và cùng nhau thảo luận ở trên các diễn đàn. Bài viết dưới đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ bật mí cụ thể, các mẹ hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Trẻ giật mình khi ngủ sẽ phản xạ như thế nào?

Đối với trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ là một trong số các phản xạ không tự chủ. Biểu hiện của trẻ ngủ bị giật mình cũng rất dễ dàng nhận biết, trong đó gồm có những phản xạ theo thứ tự như sau:

Trẻ giật mình khi ngủ sẽ phản xạ như thế nào?

>>> Tình trạng trẻ nghiến răng có nguy hiểm và gây ảnh hưởng gì không? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

– Trẻ có xu hướng mở rộng cánh tay và chân: trẻ bị giật mình khi ngủ thường đột ngột mở rộng cánh tay và chân, đồng thời lòng bàn tay sẽ hướng lên trên.

– Cánh tay và chân sẽ co lại: sau khi đã mở rộng cánh tay và chân thì phản ứng kế tiếp là trẻ sẽ cong lưng và co tứ chi lại gần với cơ thể. Phản xạ này có thể giúp cho trẻ cảm thấy an toàn như khi đang còn ở trong bụng mẹ. Hoặc đôi khi trẻ cũng có thể khóc một lúc do bị giật mình.

Tổng hợp giải pháp khắc phục hiện tượng trẻ giật mình khi ngủ

Tiếng ồn là một trong số những nguyên nhân chính gây cho trẻ giật mình và hoảng sợ. Do đó, bố mẹ cần cho trẻ ngủ ở trong môi trường thật yên tĩnh, cách xa tivi và loa đài,… Môi trường cần phải thoáng khí, tránh gió lùa vào, phải thật yên tĩnh để giúp cho trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Đây cũng là môi trường lý tưởng giúp cho trẻ hạn chế giật mình vào ban đêm.

Tổng hợp giải pháp khắc phục hiện tượng trẻ giật mình khi ngủ

>>> Bật mí đến các bậc phụ huynh về giải pháp trẻ lười ăn phải làm sao khắc phục

– Nên cho trẻ bú no trước khi đi ngủ: trẻ đói cũng gây nên tình trạng giật mình tỉnh giấc. Do đó, các mẹ cần phải cho trẻ bú đủ no trước khi đi ngủ. Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện và có được giấc ngủ ngon mỗi ngày.

– Nên cho trẻ ở gần mẹ: có nhiều đứa trẻ giật mình là do hoảng sợ. Vì vậy, trong những tháng đầu đời thì mẹ nên để con cạnh bên mình. Trước khi cho trẻ tự ngủ thì mẹ nên ôm trẻ một chút, khi trẻ đã ngủ say thì từ từ hãy đặt trẻ xuống giường. Nhưng không nên tạo cho con thói quen gối đầu tay mẹ khi ngủ cho con và sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ. Khi trẻ đã ngủ say thì mẹ nên đặt trẻ từ từ xuống giường. Với cách làm này trẻ sẽ không giật mình và sẽ không lệ thuộc vào mẹ.

– Hãy khuyến khích trẻ vận động: các động tác nhẹ nhàng như co duỗi cơ bắp chân và ta sẽ tăng cường được sức dẻo dai nên sẽ giúp cho trẻ dễ kiểm soát phản xạ của mình và hạn chế được tình trạng giật mình. Bên cạnh đó, các mẹ có thể hỗ trợ vận động cho con bằng cách nằm sấp, tự ngóc đầu lên hoặc là cho trẻ nằm trong lòng tự kiểm soát được đầu và cổ.

– Cần phải giữ ánh sáng ở trong phòng thật dịu, đây chính là phương pháp nhằm giúp cho trẻ không bị giật mình, Lưu ý, không tắt mở đột ngột ánh sáng mạnh khi trẻ đang còn ngủ. Đồng thời, cũng không nên tắt đèn hoàn toàn bởi mẹ sẽ không thể nào theo dõi hoặc là phát hiện các dấu hiệu bất thường của trẻ trong quá trình ngủ. Cũng không nên để đèn quá sáng. Đèn ngủ nhẹ và dịu sẽ giúp cho bé cảm thấy yên tâm, bên cạnh đó sẽ giúp cho mẹ dễ dàng thay tã và chăm sóc bé trong đêm hơn.

Lưu ý, nên tránh đối đa những yếu tố gây “giật mình” khác. Bên cạnh các yếu tố chính dễ khiến cho trẻ giật mình khi ngủ được kể ở trên, thì sẽ còn một số những yếu tố khác mà các mẹ cần phải quan tâm đến. Cụ thể:

+ Không được vui đùa cùng với con trước khi đi ngủ nhằm tránh làm bé bị kích thích thần kinh.

+ Hãy đảm bảo rằng tã của con được thay kịp thời, êm ái, sạch sẽ và khả năng thấm hút tốt nhằm nâng niu giấc ngủ.

+ Quần áo của trẻ cần phải mềm mại, thoải mái và tạo được cảm giác dễ chịu tối đa.

Thường thì trẻ sơ sinh sẽ giật mình thường xuyên nếu như bị thiếu hụt hàm lượng Canxi, hoặc là các bệnh lý hội chứng trào ngược dạ dày, bị tổn thương hệ thần kinh trung ương, bệnh lý về tim bẩm sinh,… Đối với các trường hợp này, các bậc phụ huynh cần phải đưa con khám tại các bác sĩ chuyên khoa nhằm tìm ra được nguyên nhân, hỗ trợ cùng bố mẹ xác định chẩn đoán và điều trị cho trẻ kịp thời.

Hoặc trong một số các trường hợp đặc biệt, khi mẹ đã áp dụng đủ cách nhưng con vẫn cứ bị giật mình thường xuyên, đi kèm với đó là những dấu hiệu bất thường như đổ mồ hôi, quấy khóc nhiều quá mức, bú kém,… hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám tại bác sĩ chuyên khoa.

Sau quá trình điều trị, trẻ cần phải được bổ sung thêm những vi chất cần thiết như: selen, kẽm, crom, Vitamin B1 và B6, chiết xuất từ quả sơ ri (Vitamin C), gừng,… nhằm giúp cho hệ miễn dịch tốt hơn và tăng cường đề kháng, giảm thiểu được tình trạng trẻ ốm vặt.

Lời kết

Tất cả những thông tin được chia sẻ ở trên chắc mọi người cũng đã hiểu được về phản xạ trẻ giật mình khi ngủ và các giải pháp khắc phục hiệu quả. Trong trường hợp tình trạng này trở nên nặng hơn và kéo dài các bạn hãy nhanh chóng đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để trao đổi cụ thể nhé!

5 (100%) 1 vote