Dư âm về sự việc gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia tại một số địa phương như: Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La… vẫn còn đọng lại trong lòng những học sinh và thế hệ trẻ hiện nay một nỗi buồn khắc khoải.

Sự cố gian lận điểm thi đã khiến cho niềm tin của xã hội đối với ngành giáo dục giảm sút

Dường như sự việc trên chưa làm thỏa đáng nỗi lòng của những học sinh chăm học và trung thực cùng những bậc phụ huynh ngày đêm lo lắng và hy vọng cho con em mình đạt được một kết quả cao. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng đã thận trọng và có những động thái cũng như chỉ đạo kịp thời và quyết liệt trong việc xử lý những sai phạm trên. Sự phối hợp của công an và các cấp chính quyền tại các địa phương: Sơn La, Lạng Sơn, Hà Giang… cũng đạt được kết quả cao. Thế nhưng dư luận vẫn đang chờ sự lên tiếng của Bộ trưởng. Ông chưa có lời xin lỗi khiến cho dư luận ngày càng phẫn nộ và tỏ ra mất niềm tin vào ngành giáo dục hiện nay. Liệu những năm tiếp theo các kỳ thi mang tính quốc gia quyết định tương lai của các con em có được cải thiện và thay đổi không?

Sự việc gian lận điểm thi đã để lại hậu quả nặng nề tới tâm lý của các học sinh

Đây là những biến cố nghiêm trọng của ngành giáo dục và gây bức xúc nhất trong dư luận từ trước đến nay. Khi các em được học môn Lịch sử nội dung có phần giáo dục thời phong kiến nếu quân chủ có những hành vi sai trái như gian lận thi cử thì sẽ bị trừng phạt rất nặng nề. Vậy khi được truyền đạt các kiến thức như vậy, các em phải tiếp thu. Thế nhưng trong thực tế lại đi ngược lại những gì sách vở và các nhà giáo đã truyền đạt những kiến thức cho các em. Vậy đó có phải những kiến thức bổ ích và quý báu hay không?

Về hành vi gian lận trong thi cử đã ảnh hưởng đến tâm lý của các thế hệ trẻ rất lớn. Học sinh sẽ có những suy nghĩ thi cử bây giờ không còn là việc của học sinh nữa. Chỉ cần có quyền lực cũng như tiền bạc thì sẽ có thể mua được điểm. Những người có năng lực có kiến thức thật sự ngày đêm rèn rũa kiến thức nhưng chỉ vì không có quyền và không có tiền điểm thi sẽ không được bằng những bạn là con nhà có chức, có quyền? Theo các ý kiến chuyên gia ngành giáo dục họ cho rằng niềm tin của xã hội đối với giáo dục sẽ không còn nữa, một hệ thống giảm sút bệnh thành tích cũng như gian lận là những nỗi trăn trở và lo lắng của các bậc phu huynh hiện nay.

Thí sinh tỏ ra khá lo lắng về các sự cố gian lận điểm thi

Từ những vấn đề trên kỳ thi 2 trong 1 liệu còn có hợp lý sử dụng được tiếp trong các năm sau nữa không? Thực sự đây là một kỳ thi không hợp lý có nhiều vấn đề bất cập. Thi tốt nghiệp hầu như tất cả các trường THPT đều có số lượng thống kê đỗ 99 – 100%. Như vậy câu hỏi đặt ra liệu có cần tốn kém để tổ chức ra kỳ thi nữa không? Một vấn đề khác mà Bộ cho rằng nếu thi trắc nghiệm thì sẽ giảm tải được về thời gian cũng như tiền bạc… Nhưng thực tế dù có thi trắc nghiệm hay tự luận thì sẽ không còn an toàn nữa nếu như vẫn xảy ra tình trạng mua điểm như hiện nay. Sử dụng máy chấm thi thì con người vẫn có thể can thiệp được vào máy. Vậy có thực sự là một kỳ thi chặt chẽ đảm bảo công bằng như Bộ đã cam kết. Chính vì thế để khách quan nhất nên bỏ kỳ thi 2 trong 1 như hiện nay.

Rate this post