Nghèo đói là một vấn đề chung của toàn cầu mang lại nhiều hệ quả nghiêm trọng. Trong đó, trẻ em nghèo là đối tượng phải chịu sự ảnh hưởng nặng nề của sự nghèo đói.
Khái niệm về nghèo đói ở Việt Nam
Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế – xã hội mang tính chất toàn cầu, không chỉ tồn tại ở các quốc gia kém phát triển, mà còn có ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị – xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói có sự khác nhau.
Khái niệm nghèo được hiểu là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Tại Việt Nam, nghèo được chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu.
- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, đi lại…
- Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét.
- Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Là tình trạng một bộ phận dân cư có những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt hàng ngày nhưng chỉ ở mức tối thiểu.
Trẻ em nghèo không được ăn uống đầy đủ
Xem thêm: Trẻ em là gì? Thế nào là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt?
Trẻ em nghèo đói là gì?
Trẻ em cần sự chăm sóc về dinh dưỡng cũng như giáo dục về tinh thần để được sống và phát triển một cách lành mạnh, an toàn. Cha mẹ và những người thân trong gia đình phải là người yêu thương và cho trẻ em các nhu cầu sống cần thiết như là ăn, ở, mặc, được đi học, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào lớn lên cũng nhận được sự nuôi dưỡng và chăm sóc trong điều kiện đầy đủ.
Trẻ em nghèo là những trẻ em dưới 16 tuổi thiếu thốn về cả vật chất và tinh thần, có mức sống dưới trung bình so với các trẻ cùng lứa tuổi. Trẻ ít có điều kiện được vui chơi giải trí, học tập và tham gia vào các hoạt động xã hội, thuộc những hộ nghèo theo quy định. Một số tiêu chí đánh giá trẻ em nghèo như sau:
- Nghèo về thu nhập: Trẻ em sống trong các gia đình khó khăn, có mức thu nhập thấp và thuộc hộ nghèo theo quy định. Điều này khiến trẻ em không được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nên bị suy dinh dưỡng.
- Nghèo về giáo dục: Tiêu chí này được đo lường bằng tỷ lệ trẻ em không được tới trường đúng độ tuổi hoặc trẻ em từ 11 – 15 tuổi không hoàn thành chương trình tiểu học. Đặc biệt nhiều trẻ em nghèo vùng cao không được đến trường học tập đầy đủ.
- Nghèo về điều kiện cư trú: Tiêu chí này được đo bằng tỷ lệ trẻ sống trong các nhà tạm hoặc nhà không có kết nối với mạng lưới điện quốc gia.
- Nghèo về nước sạch và vệ sinh: Bao hàm hai chỉ tiêu phản ánh điều kiện sinh hoạt là tiếp cận với nước uống an toàn và vệ sinh hợp chuẩn và được đo lường bằng tỷ lệ trẻ em không được tiếp cận với 1 trong 2 điều kiện trên. Nghèo về nơi ở và thường đi kèm theo đó là thiếu các công trình vệ sinh cơ bản.
- Nghèo về chăm sóc y tế: Được đo lượng bằng tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi không được đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám, chăm sóc y tế thường xuyên. Trẻ em không được tiêm chủng, phòng ngừa các bệnh, không được chữa trị khi viêm nhiễm đường hô hấp cấp hoặc tiêu chảy… một cách đầy đủ.
Trường học của trẻ em nghèo vùng cao
Xem thêm: Thực trạng trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay
Nguyên nhân của đói nghèo ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo 3 nhóm:
- Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: Khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy thiên tai, bão lụt, hạn hán… hay đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, hiểm trở, giao thông khó khăn đã và đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, khu vực.
- Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: Những người nghèo thường thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn hay gia đình đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nạn xã hội, lười lao động, ốm đau, rủi ro…
- Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng cho các khu vực khó khăn; chính sách khuyến khích sản xuất, hướng dẫn cách làm ăn; chính sách trong giáo dục đào tạo, y tế hay giải quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế.
Trong xã hội hiện nay, nghèo đói không chỉ là tình trạng đói vật chất, đói ăn đói mặc mà còn đói tinh thần. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo không chỉ là cung cấp đủ đồ ăn, thức uống, áo mặc cho người dân nghèo mà phải tạo cơ hội cho họ tiếp cận với tiến bộ xã hội. Muốn xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững thì cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và thiết thực.
Tổng hợp