Hiện nay, pháp luật Việt Nam có rất nhiều luật liên quan tới trẻ em. Những luật này đều đảm bảo quyền và hành vi của trẻ. Và luật trẻ em có bao nhiêu chương cũng như luật trẻ em có bao nhiêu quyền? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Luật trẻ em có bao nhiêu chương?
Luật trẻ em có bao nhiêu chương? Luật trẻ em có 7 chương.
Luật trẻ em có bao nhiêu chương bao nhiêu điều? Luật trẻ em có 106 điều.
Luật trẻ em có hiệu lực từ khi nào? Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2017.
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Luật Trẻ em quy định các hành vi bị nghiêm cấm là hành vi nào?
Theo Điều 6, luật trẻ em có hiệu lực quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.
Xem ngay: Trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi để biết được trẻ em Việt Nam có những quyền gì.
Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.
Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.
Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 0- tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.
Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.
Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.
Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.
Luật trẻ em được quốc hội thông qua có bao nhiêu quyền, đó là quyền gì ?
Theo quy định từ Điều 12 đến Điều 36, luật trẻ em mới nhất quy định có 25 nhóm quyền của trẻ em như sau:
Click ngay: Trẻ em có bao nhiêu quyền để biết được quyền và bổn phận của trẻ em Việt Nam.
- Quyền sống;
- Quyền được khai sinh và có quốc tịch;
- Quyền được chăm sóc sức khỏe;
- Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng;
- Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu;
- Quyền vui chơi, giải trí;
- Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc;
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
- Quyền về tài sản;
- Quyền bí mật đời sống riêng tư;
- Quyền được sống chung với cha, mẹ;
- Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ;
- Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi;
- Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục;
- Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động;
- Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc;
- Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt;
- Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy;
- Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính;
- Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang;
- Quyền được bảo đảm an sinh xã hội;
- Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội;
- Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp;
- Quyền của trẻ em khuyết tật;
- Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp chúng ta đã biết được luật trẻ em có bao nhiêu chương và những quyền trẻ em liên quan.