Nói là phương pháp trực quan tốt nhất để trẻ tương tác với môi trường xung quanh. Lời nói có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến sự phát triển của bé. Nếu một đứa trẻ không thể giao tiếp bằng lời nói, bé có thể dễ dàng nản chí và thậm chí rút lui về mặt xã hội. Vậy trẻ mấy tháng biết nói? Tiến trình học nói của trẻ như thế nào? Chúng ta cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Trẻ mấy tháng biết nói?

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu nói được từ đầu tiên khi tròn 1 tuổi. Tuy nhiên mốc thời gian này chỉ mang tính tương đối. Một số em bé có thể nói từ đầu tiên của mình sớm hơn hoặc muộn hơn mốc thời gian này. Chính vì thế, ba mẹ đừng quá lo lắng nếu bé 15 tháng chưa biết nói nhé. Biết nói là một quá trình và chỉ là phần biểu hiện ra bên ngoài của khả năng phát triển ngôn ngữ.

Trẻ mấy tháng biết nói?
Trẻ mấy tháng biết nói?

Xem thêm: da trẻ sơ sinh bị khô

Bé hiểu được những gì mẹ đang nói chính là thể hiện khả năng tiếp thu ngôn ngữ của bé. Do đó, nếu bé chỉ vào đồ vật và hiểu các hướng dẫn đơn giản như “đưa thìa cho mẹ ” và quay đầu lại khi được gọi thì đây chính là những dấu hiệu rất tốt cho thấy bé đang phát triển ngôn ngữ hoàn toàn bình thường.

Những từ đầu tiên thông thường chứa các âm “b,” “d” và “m”, là những âm dễ nói nhất. Do vậy, “mama” hoặc “dada” thường là những từ đầu tiên bé nói.

Lâu dần khi bé phát ra những âm thanh này với mức độ nhất quán nhất định, mẹ sẽ nhận ra mỗi âm này đều có liên quan đến một người hoặc một sự vật cụ thể. Dần dần theo cách này, bé bắt đầu biết cách sử dụng âm để biểu đạt ý nghĩa. Tầm tuổi này bé cũng có thể chỉ tay và vẫy tay. Ngoài ra, bé có thể nói từ này trong khi chỉ tay và ra hiệu. Ví dụ như lắc đầu khi nói “không” hoặc vẫy tay khi nói “tạm biệt”.

Tiến trình học nói của trẻ

Giai đoạn sơ sinh

Trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu học nói bằng những từ đơn. Thường sẽ mất vài tuần đến vài tháng bé chỉ nói từ đơn và xây dựng vốn từ vựng đầu đời. Do đây là bước đầu bé tập nói chuyện nên có thể không được tròn vành rõ chữ, chẳng hạn “meo” nghĩa là con mèo, “bô-bô” nghĩa là bố…

Giai đoạn sơ sinh
Giai đoạn sơ sinh

Đọc thêm: chàm ở trẻ sơ sinh

Chính vì vậy, ba mẹ đừng vội vàng chú trọng vào việc sửa lỗi cho con nhé. Bạn chỉ cần nói lại chính xác những gì bé đang nói để làm mẫu chuẩn cho bé tự điều chỉnh là được. Trong khoảng  từ 18 tháng đến hai tuổi, hầu hết các bé đều trở nên nhạy cảm hơn về ngôn ngữ. Vốn từ của bé dần được mở rộng trong thời gian này.

Giai đoạn 2 tuổi

Giai đoạn này, bé bắt đầu nói bằng cách xâu chuỗi các từ lại với nhau thành những câu ngắn đơn giản. Theo nhiều nghiên cứu, thời điểm này hầu hết trẻ hai tuổi có thể chỉ vào các hình ảnh trong sách, người và đồ vật thông thường và gọi tên chính xác.

Vốn từ của bé khoảng 2 tuổi có thể lên đến 50–100 từ và bé bắt đầu biết kết hợp các từ lại với nhau để tạo thành cụm từ. Một số trẻ hai tuổi bắt đầu nói câu có 3 từ. Thậm chí có những bé nói được cả một đoạn ngắn.

Giai đoạn 3 tuổi

Khi lên 3 tuổi, bé bắt đầu hiểu và nói được những khái niệm trừu tượng hơn như: các từ chỉ địa điểm, mốc thời gian, xác định vị trí của đồ vật trong không gian, các cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, lo lắng,…

Giai đoạn 3 tuổi
Giai đoạn 3 tuổi

Tập nói hay những mốc phát triển quan trọng khác của trẻ ở mỗi bé đều khác nhau. Do đó, mẹ đừng quá lo lắng khi bé đạt được cột mốc sớm hay muộn. Mốc thời gian dấu hiệu trẻ sắp biết bò, khi nào bé biết nói, trẻ mấy tháng biết đi chỉ là khoảng thời gian trung bình để mẹ có căn cứ vào đó hỗ trợ con phát triển tốt nhất có thể.

Nắm vững thông tin trẻ mấy tháng biết nói, tiến trình học nói của trẻ như thế nào sẽ giúp

ba mẹ theo dõi quá trình phát triển ngôn ngữ của con dễ dàng hơn. Đừng quá lo lắng nếu con chậm nói nhé, hãy kiên trì dạy bé tập nói để kích thích khả năng ngôn ngữ của con. Bạn hãy ghi nhớ rằng ba mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành tâm lý và tính cách của con sau này nhé!

Rate this post