Thời tiết giao mùa thay đổi trẻ con thường hay gặp các tình trạng về đường hô hấp như ho. Đặc biệt là ho có đờm. Cùng tìm hiệu dấu hiệu trẻ ho có đờm và cách phòng tránh hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Trẻ ho có đờm là gì?
Trẻ bị ho có đờm là biểu hiện xảy ra khi các dịch của đường hô hấp như dịch của khí phế quản, phế nang, họng, các xoang hàm trán, hốc mũi… Hoặc các chất khác ta ít gặp ở điều kiện thường như máu, mủ, bã đậu… làm cản trở hoạt động đường hô hấp, khiến trẻ phải ho để thải chúng ra ngoài. Chính vì thế ho được xem là một phản xạ sinh lí tốt, tuy nhiên lại gây không ít khó chịu cho trẻ. Dấu hiệu cho những bệnh lý khác nNếu bị ho thường xuyên và xuất hiện đờm nhiều.
Ở trẻ em ta thường gặp những loại ho có đờm như: Không sốt, kèm sổ mũi, thở khò khè.
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc ho có đờm
Xem ngay: trẻ ngủ ngáy để biết nguyên nhân
Sau đây là một số nhận biết cơ bản để các bậc cha mẹ biết được con mình mắc triệu chứng ho có đờm:
- Trẻ bị ho lâu ngày không không khỏi.
- Sốt, nôn trớ.
- Ho có đờm
- Ho nhiều kèm theo co thắt, cơ thể tím tái.
Trẻ ho có đờm đặc bao lâu thì khỏi?
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian khỏi bệnh sẽ khác đối với mỗi trẻ.
Nếu do viêm họng, viêm mũi thì không cần sử dụng thuốc long đờm. Cha mẹ chỉ cần rửa mũi bằng nước muối sinh lý và hút mũi cho trẻ bằng dụng cụ hút rửa y tế. Có thể bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng viêm, kháng sinh, chống dị ứng để nhanh khỏi.
Bên cạnh đó, có khá nhiều phương pháp điều trị dân gian cho trẻ để mau khỏi nhanh hơn.
Trẻ ho có đờm phải làm sao?
Cách tốt nhất khi trẻ có dấu hiệu ho có đờm là đứa trẻ đến gặp bác sĩ để chuẩn đoán bệnh chính xác, điệu trị hiệu quả.
Bên cạnh đó còn có một số phương pháp điều trị tại nhà đơn giản các cha mẹ nên tham khảo :
Quả lê
Cách làm: Lấy quả lê cắt thành các miếng nhỏ, sau đó nấu nhừ, lọc bã, cho thêm một ít nước và một ít đường phèn vào nấu sôi. Cho trẻ uống sau khi đã nguội.
Liều dùng: Mỗi ngày uống 3 đến 4 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê.
Chanh đào hấp cách thủy
Cách làm: Chanh đào cắt từng lát mỏng cho vào chén, cho một ít đường phèn vào cùng, sau đó hấp cách thủy khoảng 15 đến 20 phút. Cho trẻ uống khi hỗn hợp đã nguội.
Liều dùng: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Lá hẹ chưng đường phèn
Click ngay: trẻ mấy tháng biết nói để biết câu trả lời chính xác
Cách làm: Rửa sạch lá hẹ cho vào bát, cho một ít đường phèn vào cùng, hấp cách thủy khoảng 15 đến 20 phút, sau đó chắt lấy nước cho trẻ uống.
Liều dùng: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 đến 3 thìa cà phê.
Chưng quất với đường phèn
Cách làm: Sử dụng 2-3 quả quất con xanh, cắt nhỏ, sau đó cho một ít đường phèn vào đem hấp cách thủy khoảng 15 đến 20 phút. Chờ khi hỗn hợp nguội thì cho trẻ uống.
Liều dùng: Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Cách phòng tránh ho có đờm cho trẻ
Sau đây là một số cách giúp trẻ tránh khỏi triệu chứng ho có đờm đơn giản mà hiệu quả:
- Tránh tiếp xúc với cái loại môi trường ô nhiễm như khí bụi, khói thuốc…
- Có chế độ ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Thường xuyên cho trẻ vận động cơ thể, tăng sức đề kháng
- Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để tránh các bệnh lây lan.
Trên đây là dấu hiệu trẻ ho có đờm và cách phòng tránh hiệu quả. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.