Trẻ hay chảy máu cam là hiện tượng phổ biến ở trẻ em, nhưng nhiều bậc cha mẹ chưa được trang bị kiến thức cũng như cách xử trí đúng cho trẻ. Vì vậy, hãy đọc bài viết này của chúng tôi để chăm sóc bé yêu tốt hơn nhé.

Nguyên nhân trẻ hay chảy máu cam

Có nhiều nguyên nhân khiến cho mũi của trẻ bị tổn thương và gây ra hiện tượng chảy máu nhưng phổ biến vẫn là những lý do sau đây:

– Do trẻ tò mò, nghịch ngợm khi chơi các đồ chơi hay vô tình va đập vào mũi gây chấn thương cho mũi của trẻ dẫn đến chảy máu cam.

– Do các khối u ác tính và khối u lành tính ở mũi.

– Do ảnh hưởng của độ ẩm trong phòng. Không khí trong phòng quá khô khiến cho tính đàn hồi và co giãn của các màng nhầy vách ngăn mũi bị mất đi. Lúc đó, chỉ cần trẻ chà nhẹ vào mũi hay hắt hơi cũng đủ để gây chảy máu mũi.

– Bé bị viêm mũi mạn tính làm các động mạch và tĩnh mạch mở rộng gây cho hệ thống mạch máu trong khoang mũi bị bất thường nên khiến cho trẻ bị chảy máu mũi.

– Một vài nguyên nhân khác là do bé bị thiếu hụt vitamin, các bệnh lý do di truyền có sự ảnh hưởng của cấu trúc thành mạch máu hay viêm mạch máu…

Bi-thieu-hut-vitamin-cung-la-nguyen-nhan-khien-tre-hay-chay-mau-cam
Bị thiếu hụt vitamin cũng là nguyên nhân khiến trẻ hay chảy máu cam

Xem thêm: Trẻ xì hơi nhiều nguyên nhân do đâu

– Nhiều trẻ em hay chảy máu cam vào ban đêm trong mùa hè. Nguyên nhân vì trẻ bị nóng trong người làm cho mạch máu cùng với cấu trúc ở trong mũi bị vỡ, làm mũi trẻ ngứa ngáy. Trẻ lại hay có tật ngoáy mũi nên đã vô tình gây tổn thương các mạch máu.

Cách xử lý khi trẻ chảy máu cam

Khi trẻ bị chảy máu, trước tiên bạn phải thật bình tĩnh, cho trẻ ngồi xuống ghế và hơi ngả ra phía trước sao cho vị trí mũi cao hơn vị trí tim. Vì khi ở vị trí này, máu sẽ chảy ra ngoài hai lỗ mũi mà không chảy ngược vào họng trẻ.

Dùng hai ngón tay (ngón cái và ngón trỏ) bóp chặt liên tục hai cánh mũi của trẻ để chúng chụm lại với nhau trong khoảng 10 phút. Khi ấy, cho trẻ thở bằng miệng. Bạn có thể sử dụng khăn lạnh đắp ở phần sống mũi của trẻ để cầm máu. Tuyệt đối không được để trẻ nuốt máu bởi nếu trẻ nuốt vào thì có thể gây nôn hoặc tiêu chảy ở trẻ sau đó.

Dùng một miếng gạc lạnh hay một túi đá chườm để chườm lên trên cánh mũi. Khi máu đã ngưng chảy, bạn dặn trẻ không nên khụt khịt, hắt hơi hay ngoáy mũi vì sẽ rất dễ khiến cho máu chảy lại. Sau khi bạn đã cầm được máu cho trẻ, hãy rửa mặt cho trẻ thật sạch với nước lạnh, thái một củ hành và cho trẻ ngửi. Tiếp đó, bạn cũng có thể cho trẻ ăn một chút mật ong hoặc đường. Nếu chảy máu kéo dài trên 15 phút, chảy máu cam sau khi bị ngã, bị chấn thương đầu hoặc thường xuyên bị chảy máu cam, cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời.

Để phòng chảy máu cam, bố mẹ cần thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để tránh tổn thương mũi. Mùa nóng, cho bé ăn nhiều rau, hoa quả để tăng cường vitamin C, và nhắc bé uống đủ nước để tránh bị nóng và khô niêm mạc.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Bo-me-cho-con-ngoi-thang-hoi-nga-ve-phia-truoc-va-dung-tay-giu-chat-phan-mui-duoi-trong-10-phut-de-doi-mau-ngung-chay
Bố mẹ cho con ngồi thẳng, hơi ngả về phía trước và dùng tay giữ chặt phần mũi dưới trong 10 phút để đợi máu ngưng chảy

Xem thêm: Cách xử lý khi trẻ hay khóc đêm

Nếu trẻ có một trong những hiện tượng sau đây cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở tai mũi họng để được khám và xử trí kịp thời:

  • Không cầm máu sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu trong vòng 20 phút.
  • Chảy máu mũi tái đi tái lại nhiều lần.
  • Máu chảy nhanh hoặc mất nhiều máu (hơn một cốc đầy).
  • Chảy máu do chấn thương, ví vụ ngã hay bị đấm vào mặt.
  • Cảm thấy người yếu, chóng mặt.
  • Chảy máu mũi khi dùng một loại thuốc mới.
  • Cháy máu mũi đi kèm các vết tím bầm dập trên khắp cơ thể hoặc đi kèm chảy máu ở khu vực khác như xuất hiện máu trong phân, nước tiểu.
  • Đang dùng thuốc chống đông máu.
  • Trẻ có bệnh toàn thân khác ảnh hưởng tới đông máu như bệnh gan, bệnh thận, bệnh hemophilia.
  • Mới trải qua hóa trị liệu.
  • Máu chảy xuống phần sau họng chứ không chảy ra phần trước mũi kể cả khi trẻ đã ngồi ngả đầu về phía trước. Trường hợp chảy máu sau này luôn cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Nhìn chung, hầu hết trường hợp chảy máu cam ở trẻ là lành tính, ít nguy hiểm, ba mẹ có thể áp dụng cách xử trí khi trẻ hay chảy máu cam ngay tại nhà để sơ cứu cho bé. Nhưng để đảm bảo an toàn thì sau khi thực hiện sơ cứu tại nhà, ba mẹ cần theo dõi thêm và nếu thấy nghi ngờ hay các dấu hiệu bất thường, cần cho con nhập viện để được khám và điều trị kịp thời.

Rate this post