Dù đất nước ta đang ngày càng phát triển hơn về y tế và có những chính sách tốt dành cho trẻ nhỏ nhưng tỉ lệ trẻ em bị mắc chứng bệnh suy dinh dưỡng vẫn còn rất cao. Vậy khi trẻ em suy dinh dưỡng thì làm sao để chữa trị và nguyên nhân là do đâu?

1. Suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì?

Suy dinh dưỡng là một chứng bệnh tương đối nguy hiểm với trẻ em, đó là trạng thái cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cho hoạt động và phát triển, do chế độ ăn uống không đầy đủ các chất dinh dưỡng hoặc cơ thể không hấp thụ được các chất trong thức ăn. Suy dinh dưỡng làm cho cơ thể trẻ em dễ yếu đi, sức đề kháng giảm và rất dễ mắc các bệnh lý khác. Giai đoạn trẻ dễ mắc chứng bệnh này nhiều nhất là từ 6 – 24 tháng tuổi.

suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì

Suy dinh dưỡng ở trẻ em cần phải chữa trị kịp thời

2. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng, phổ biến nhất là:

– Thiếu hụt dinh dưỡng: đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng. Một phần là do các mẹ không nắm được cách chăm con, cho cai sữa sớm mà không bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Chế độ ăn nghèo nàn sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động và phát triển.

– Sinh non: trẻ bị sinh non thì hệ tiêu hóa thường hoạt động kém hơn, cơ thể yếu hơn, rất dễ mắc suy dinh dưỡng nếu không chăm sóc kỹ càng.

 – Mắc bệnh nhiễm trùng: các bệnh nhiễm trùng, chủ yếu là nhiễm trùng đường ruột như giun sán làm cơ thể bé không hấp thụ được đủ các dưỡng chất. Nếu kéo dài sẽ suy dinh dưỡng nặng, cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Nhiều gia đình ở Việt Nam vẫn còn nghèo, nên khó có thể có những bữa ăn thật đầy đủ chất cho con nên những hộ gia đình như vậy có tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng nhiều nhất.

3. Biểu hiện của trẻ em suy dinh dưỡng

Có thể nhận biết dễ dàng tình trạng suy dinh dưỡng dựa trên các biểu hiện bên ngoài của trẻ như: không tăng cân trong thời gian dài hoặc tăng rất chậm, chiều cao cũng không tăng, trẻ hay quấy khóc, ngủ không ngon. Thường trẻ sẽ hoạt động chậm lại, da dẻ xanh xao, tiêu hóa rối loạn dẫn đến đi ngoài sống phân nhiều. Nên cân bé thường xuyên để biết được trẻ có đang chậm lớn và bị suy dinh dưỡng hay không.

 suy dinh dưỡng trẻ em là gì

Cần theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ thưỡng xuyên để phát hiện bệnh

Trên cơ sở các biểu hiện nổi bật bên ngoài, bệnh suy dinh dưỡng được chia làm 5 loại: – Suy dinh dưỡng thấp còi: chiều cao của trẻ chậm phát triển hoặc hầu như không phát triển thêm so với bạn bè cùng lứa tuổi.

 – Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: cân nặng của trẻ thấp hơn 20% so với tiêu chuẩn, biếng ăn, dáng vẻ gầy gò…

– Suy dinh dưỡng thể teo: cân nặng của trẻ chỉ đạt 60% so với tiêu chuẩn, trông gầy gò, ốm yếu, da nhăn nheo giống như người già. Tình trạng này, bé rất dễ nhiễm các bệnh khác, làm tình hình trầm trọng hơn.

 – Suy dinh dưỡng thể phù: trái ngược với các biểu hiện thường thấy ở người suy dinh dưỡng, trẻ bị mắc loại này cơ thể sẽ sưng phù, da trắng bệch. Cơ thể to hơn vì bị phù nhưng cân nặng của trẻ vẫn chỉ được 60 – 80% so với tiêu chuẩn. Xuất hiện những đốm li ti khắp cơ thể, có thể gây lở loét.

– Suy dinh dưỡng hỗn hợp: trẻ có thể bị teo cơ hoặc phù, rối loạn tiêu hóa, cân nặng ở mức khoảng 60% so với tiêu chuẩn.

Nếu muốn chữa trị cho trẻ, cần phải thay đổi một chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Đồng thời cho trẻ đi tẩy giun, tiêm phòng các loại vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Tạo một môi trường sinh hoạt và học tập sạch sẽ, thoáng mát cho trẻ, tránh các mầm bệnh. Tránh ép bé ăn bằng các hành động thô bạo…

Qua các chia sẻ trên, hy vọng các ông bố bà mẹ sẽ có những hiểu biết cần thiết về suy dinh dưỡng ở trẻ và chú ý hơn đến tình trạng phát triển của con em mình, tránh để trẻ em suy dinh dưỡng trong giai đoạn cần sự phát triển cân đối.

5 (100%) 1 vote