Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt. Và cả những trẻ em lang thang cơ nhỡ, những trẻ em này ở Việt Nam hiện phải đối mặt với rất nhiều điều. Việt Nam chúng ta có những giải pháp gì dành cho trẻ lang thang? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết.
Thế nào là trẻ em lang thang?
Trẻ em lang thang là những trẻ em có thể có gia đình, nhà cửa nhưng vì kinh tế của gia đình quá khó khăn khiến các em gắn liền cuộc sống với lề đường, các con hẻm. Hoặc những trẻ em này không có gia đình, có mấy mối quan hệ nhưng sự quan tâm không được nhận.
Xem ngay: Trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi để biết được trẻ em có quyền gì theo pháp luật Việt Nam.
Trẻ em trở thành trẻ lang thang cơ nhỡ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: chiến tranh (thời kỳ trước), đói nghèo, gia đình tan vỡ, bị lạm dụng tình dục hoặc sức lao động…
Thống kê từ Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội cho thấy, Việt Nam hiện vẫn còn trẻ em lang thang, sinh sống trên đường phố. Và việc gắn cuộc sống của mình trên đường phố đã đem lại cho trẻ em nhiều hệ quả như không thể đến trường, khả năng tiếp thu kém, có vấn đề về dinh dưỡng, thiếu thốn tình cảm hoặc nguy hiểm hơn là những hiểm họa từ tệ nạn xã hội.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 400 tổ chức nhân đạo và phi chính phủ hoạt động, trợ giúp cho hàng ngàn trẻ em đang phải sống trong hoàn cảnh khó khăn như vậy. Và CNCF là một trong số đó. Với những dự án đã và đang phát triển của mình, CNCF đã mang lại sự hỗ trợ cần thiết cho rất nhiều trẻ em lang thang cơ nhỡ trong suốt quá trình thành lập và phát triển.
Thực trạng về tình trạng trẻ em lang thang và lao động trẻ em
Từ những trước năm 1975, hiện tượng trẻ em bỏ nhà, hoặc theo gia đình đi lang thang kiếm sống trên đường phố đã xuất hiện. Và không chỉ ở Việt Nam mà cả toàn cầu cũng có rất nhiều trẻ em lang thang cơ nhỡ. Có 3 nhóm trẻ như sau:
Nhóm 1: Gồm những trẻ không có bố, mẹ và gia đình, hoặc bị gia đình bỏ rơi phải đi lang thang, sống theo nhóm, tự kiếm ăn và ngủ ngoài đường phố.
Nhóm 2: Gồm những trẻ tự rời bỏ gia đình đi lang thang kiếm sống hằng ngày, ăn, ngủ theo nhóm tại các khu nhà trọ nhưng vẫn còn liên hệ với bố mẹ, với gia đình.
Nhóm 3: Gồm những trẻ đi lang thang ban ngày, tối lại về với bố mẹ và gia đình, nhóm trẻ này thường ở trong những gia đình khó khăn về kinh tế các em phải đi lang thang kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Một số giải pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Click ngay: Trẻ em có bao nhiêu quyền để biết được quyền và bổn phận của trẻ em theo luật pháp hiện hành.
Một là, Nhà nước cần đẩy mạnh chính sách trợ giúp xã hội đối với trẻ em. Có thể liên hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn để tạo công ăn việc làm cho các trẻ em này.
Hai là, Nhà nước cần có chính sách an sinh xã hội phù hợp bảo đảm các quyền cơ bản cho mọi trẻ em.
Ba là, tăng cường công tác truyền thông – giáo dục về Luật BVCSGDTE, Công ước quốc tế về quyền trẻ em, đặc biệt là công tác vận động những gia đình nghèo không để TELT lao động kiếm sống.
Bốn là, củng cố và tổ chức quản lý tốt các hình thức giáo dục thay thế, như “Dạy nghề thay thế”, các câu lạc bộ “Quyền trẻ em”, phát huy vai trò đoàn thanh niên tại thôn/bản.
Năm là, gắn trách nhiệm của gia đình trong công tác BVCSGDTE.
Sáu là, việc xây dựng và phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em phải được coi là ưu tiên hàng, bảo vệ trẻ em theo 3 cấp độ: phòng ngừa; can thiệp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ; trợ giúp hòa nhập cộng đồng và tạo cơ hội phát triển.
Trẻ em lang thang đường phố rất tội và còn gặp nhiều khó khăn. Hy vọng sẽ có được sự chung tay và giúp đỡ của toàn xã hội.