Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là những người cần được sự bảo vệ, quan tâm và chăm sóc đặc biệt từ bố mẹ và toàn xã hội. Ở Việt Nam, trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi và trẻ em có những quyền gì?
1. Trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi?
Căn cứ theo Luật Trẻ em được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 11 khóa XIII ngày 05 tháng 04 năm 2016, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2017 và thay thế Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi và đối tượng áp dụng của luật sẽ bao gồm cả trẻ em là người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam.
Trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi?
Tại Khoản 1 Điều 37 Hiến pháp 2013 cũng nêu rõ: Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
Cần tuân theo nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em như:
– Bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền và bổn phận của mình.
– Không phân biệt đối xử với trẻ em.
– Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em.
– Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
– Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em và của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, ngành và địa phương.
Trẻ em là những người dưới bao nhiêu tuổi?
2. Theo pháp luật Việt Nam, trẻ em có những quyền gì?
- Điều 12. Quyền sống
- Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch
- Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe
- Điều 15. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
- Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
- Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí
- Điều 18. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
- Điều 19. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Điều 20. Quyền về tài sản
- Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư
- Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ
- Điều 23. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
- Điều 24. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi
- Điều 25. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
- Điều 26. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
- Điều 27. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc
- Điều 28. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt
- Điều 29. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy
- Điều 30. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính
- Điều 31. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang
- Điều 32. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội
- Điều 33. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội
- Điều 34. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp
- Điều 35. Quyền của trẻ em khuyết tật
- Điều 36. Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn
Như chúng ta đã biết trẻ em là tương lai của đất nước, cần được bảo vệ tốt nhất nhưng hiện nay các quyền của trẻ em bị xâm hại rất lớn, nhất là vấn đề xâm hại tình dục. Mỗi chúng ta cần hiểu biết và quan tâm sâu sắc đến sự phát triển, quyền lợi của trẻ em để trẻ em được sống và học tập trong môi trường lành mạnh, an toàn.