Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, do đó cần đc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục để trẻ phát triển hài hòa cả về thể chất và trí tuệ. Vậy độ tuổi xác định trẻ em là gì? Hay thế nào là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt?
Khái niệm trẻ em là gì?
Trẻ em là bao nhiêu tuổi? Chúng ta cần phải xác định độ tuổi trẻ em là gì để có thể quy định đúng mức về quyền và chăm sóc, bảo vệ cho trẻ em.
Theo Luật Trẻ em quy định: Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Về mặt sinh học, trẻ em là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh ra đến tuổi dậy thì. Còn theo định nghĩa pháp lý thì một “trẻ em” nói chung là chỉ tới một đứa trẻ hay còn được biết đến là một người chưa tới tuổi trưởng thành.
Do đó, trẻ em cần được nuôi dưỡng, giáo dục, theo dõi quá trình phát triển của trẻ. Ở nhiều xã hội, trẻ em sau độ tuổi 12 tháng có thể đến trường mẫu giáo để nhận được sự chăm sóc, giúp cha mẹ của chúng có thời gian hoạt động xã hội. Từ sau 6 năm tuổi, nhiều quốc gia quy định trẻ em bắt buộc phải đến trường tiểu học.
Trẻ em là gì? Thế nào là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt?
Xem thêm: Tìm hiểu về luật chăm sóc trẻ em là gì?
Bên cạnh đó, trẻ em cũng có những quyền riêng được quy định, đó là quyền được sống và lớn lên một cách tốt nhất. Những quyền này được đưa ra với mục đích là bảo vệ cho trẻ em và cho trẻ một môi trường sống lành mạnh, an toàn. Trong đó, cha mẹ phải là người yêu thương và cho chúng các nhu cầu sống cần thiết như là ăn, ở, mặc, được đi học, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Cùng với đó là việc giúp cho trẻ em có sự phát triển bình thường về mặt tâm lý và tránh khỏi sự lạm dụng hay xâm hại trẻ em.
Thế nào là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt?
Tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, trẻ không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình, cộng đồng.
Theo định nghĩa này, Điều 40 đã quy định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em tàn tật, khuyết tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật”.
Trẻ em là gì? Thế nào là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt?
Xem thêm: Thực trạng trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay
Cụ thể:
- Trẻ em lang thang là những trẻ rời bỏ gia đình, tự kiếm sống và không có nơi cư trú ổn định; hoặc trẻ em cùng với gia đình đi lang thang. Trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại, trẻ em phải làm việc xa gia đình.
- Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ nuôi hợp pháp, hay anh chị) để nương tựa. Trẻ em mồ côi còn gồm cả trẻ em dưới 16 tuổi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ, nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn tật nặng hoặc đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa.
- Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học: Là trường hợp trẻ em bị dị dạng, dị tật do chịu hậu quả chất độc hóa học.
- Trẻ em khuyết tật là những trẻ em bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, khiến trẻ bị suy giảm khả năng hoạt động, sinh hoạt, học tập và lao động gặp nhiều khó khăn.
- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS: Là trẻ em đã được cơ quan y tế có thẩm quyền kết luận bị nhiễm HIV/AIDS.
- Trẻ bị xâm hại tình dục: Là trẻ dưới 16 tuổi bị người khác xâm hại tình dục vì mục đích thương mại hay thỏa mãn nhu cầu của họ.
- Trẻ em nghiện ma túy: Là những đứa trẻ dưới 16 tuổi thường xuyên sử dụng chất gây nghiện.
Để ngăn chặn và giảm thiểu các trường hợp trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải được coi trọng. Nhà nước cần đưa ra những chính sách tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các quyền của trẻ em. Bên cạnh đó, hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp trẻ em để đảm bảo cho mọi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không còn nơi nương tựa được chăm sóc, nuôi dưỡng.
Tổng hợp