Trẻ em được hiểu là những em nhỏ dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có một cách hiểu đầy đủ về khái niệm này. Vậy khái niệm trẻ em được hiểu như thế nào.

1. Trẻ em là gì ? Khái niệm trẻ em được hiểu như thế nào ?

Xét về nghĩa đen, có lẽ không một người Việt Nam nào lại không hiểu hai từ “trẻ em” là gì. Như vậy cũng có nghĩa là hai từ “trẻ em” có nghĩa rất đơn giản, thông dùng vì ai ai cũng biết và cũng hiểu. Thế nhưng, xét dưới góc độ pháp luật thì cụm từ “trẻ em” đang tồn tại quá nhiều bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay.

Vậy khái niệm trẻ em được hiểu như thế nào?

Thực tế, khái niệm trẻ em được hiểu theo nhiều khía cạnh. Cũng có rất nhiều khái niệm biểu thị vấn đề này. Cụ thể như sau:

Về mặt sinh học, trẻ em là những con người ở giữa giai đoạn sơ sinh và tuổi dật thì. Định nhía pháp lý về một “trẻ em” nói chung biểu thị một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưa trường thành.

Khái niệm trẻ em được hiểu như thế nào? Khái niệm trẻ em là gì ?
Khái niệm trẻ em được xét và hiểu trên nhiều khía cạnh khác nhau

Xét về góc độ pháp lý, khái niệm này cũng được quy ước theo nhiều cách khác nhau.

Theo Công ước quyền trẻ em tại Điều 1 quy định:“ Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định dưới tuổi thành niên sớm hơn”. Tuy nhiên, trong Luật trẻ em Việt Nam 2016, ở Điều 1 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Có thể khẳng định rằng có sự khác biệt quy định về độ tuổi của trẻ em ở Việt Nam so với Công ước quốc tế.

>>> Tham khảo thêm: Một số điều cần biết về bệnh tự kỷ ở trẻ em

2. Xác định độ tuổi trẻ em có ảnh hưởng như thế nào?

Hiện nay, tại Việt Nam, quy định về độ tuổi trong các văn bản luật và dưới luật không có sự đồng nhất, thậm chí còn chồng chéo lên nhau. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cụ thể:

Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì Nam đủ 20 tuổi và nữ đủ từ 18 tuổi trở lên sẽ được kết hôn. Trong khi đó theo Luật dân sự 2015, người đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Như vậy, thì nam đủ 20 tuổi mới được kết hôn.

Theo Luật Lao động năm 2012 thì người lao động là người đủ 15 tuổi trở lên. Theo như các quy định trên thì người lao động có thể là người chưa thành niên, vẫn là trẻ em.

Khái niệm trẻ em được hiểu như thế nào? Khái niệm trẻ em là gì ?
Tại Việt Nam, việc xác định tuổi trẻ em chưa có sự đồng nhất trên các văn bản pháp luật

 Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cũng xác định đối tượng xử phạt hành chính phải từ đủ 14 tuổi trở lên, cụ thể là: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính” , quy định này đồng nghĩa với việc coi trẻ em là 14 thay vì 16 như quy định chung.

Sự quy định thiếu đồng nhất và không rõ ràng về độ tuổi trẻ em như trên đã gây ra không ít khó khăn, bất cập trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Nghiên cứu về “Nâng độ tuổi pháp lý của trẻ em lên dưới 18 trong bối cảnh Việt Nam hiện nay – lợi ích, tác động và một số giải pháp” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Plan tại Việt Nam thực hiện đã chỉ rõ, về cơ sở khoa học, tâm sinh lý của trẻ em từ 16 – 18 tuổi còn non nớt, chưa hoàn thiện, có những thay đổi lớn trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em lên người trưởng thành với nhận thức xã hội, hành vi chưa chín chắn. Chính vì thế, trẻ em trong lứa tuổi này thường dễ bị tổn thương, dễ bị lợi dụng và lệch lạc về hành vi, thái độ, nhận thức; đồng nghĩa với việc dễ bị vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp cũng như có nguy cơ thực hiện các hành vi trái pháp luật khá cao.

Vậy nên hiện nay đang có nhiều luồng ý kiến cho rằng nên nâng độ tuổi của trẻ em lên đến dưới 18 tuổi.

Với những chia sẻ trên, hi vọng bài viết đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn nắm được khái niệm trẻ em được hiểu như thế nào và quy định xác định độ tuổi trẻ em.

4.9/5 - (221 bình chọn)