Hiện nay, tự kỷ đang là bệnh lý tâm lý khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì? Hãy tham khảo những điều cần biết về trẻ em tự kỷ qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì?

Tự kỷ còn được gọi là rối loạn tự kỷ, là một dạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước 3 tuổi.  Đối tượng trẻ em mắc chứng tự kỷ không thích giao tiếp, khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn trong thể hiện ngôn ngữ – phi ngôn ngữ, và hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.

Hầu hết những trường hợp mắc bệnh tự kỷ là trẻ em tuy vậy bệnh cũng tồn tại ở nhiều lứa tuổi khác nhau, thậm chí tồn tại suốt đời. Nhiều trẻ bị tự kỷ dẫu có thể được phát hiện và điều trị sớm nhưng khả năng được chữa dứt điểm không nhiều.

>>> Xem thêm: Thông tin về quyền trẻ em và những nhóm quyền cơ bản của trẻ em

2. Một vài dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em

Thực tế, bệnh có nhiều nhiều đặc điểm đa dạng từ mức nhẹ đến nặng. Những trẻ mắc chứng tự kỷ thường:

Gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác: trẻ không cười, nhìn vào mắt người đối diện, không có tương tác với người chăm sóc, không bò/ đi đến người chăm sóc để được bế. Trẻ nói những từ, ngữ không có nghĩa, hay gầm gừ,…

Bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì? Những điều cần biết về trẻ em tự kỷ
Trẻ em mắc chứng tự kỷ có nhiều biểu hiện khác nhau

 Ít hứng thú và ít hoạt động. Trẻ em tự kỷ không phát triển được hoạt động chơi mang tính sáng tạo, ví dụ như trò chơi đóng vai “chúng ta hãy giả vờ là…”, theo cách mà những trẻ khác thường chơi.

Có những hành vi dập khuôn, lặp đi lặp lại, ví dụ như lắc lư người ra phía trước và phía sau, đập đầu, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tắc liên tục, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác liên tục…

Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh hoặc những công việc/ diễn biến thường diễn ra hàng ngày. Trẻ Tự kỷ cứng nhắc trong tư duy vì vậy trẻ gặp khó khăn để hiểu và tự điều chỉnh khi có sự thay đổi: trẻ đi theo một con đường nhất định để về nhà hoặc đến trường…, chơi xếp hình chỉ theo cách riêng của từng trẻ,..

Những trẻ mắc hội chứng tự kỷ thường bị ám ảnh với những vật cá biệt hay những hành vi đặc biệt, tập trung vào chúng mà không quan tâm đến những việc khác xung quanh.Trẻ cũng có “những vùng phát triển khả năng đặc biệt”.

3. Nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh tử kỷ tới trẻ nhỏ

Hiện nay, chưa có nghiên cứu xác định nguyên nhân chính xác của chứng tự kỷ. Một số giả thiết cho rằng, tự kỷ có nguyên nhân từ các yếu tố sinh học hoặc môi trường, hoặc cả hai, bao gồm cả các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai, các khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch, gen.

Bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì? Những điều cần biết về trẻ em tự kỷ
Nguyên nhân mắc bệnh tự kỷ ở trẻ em hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng

Từ kết quả nghiên cứu các gia đình có trẻ mắc chứng tự kỷ và những gia đình có con song sinh, nhiều học giả ủng hộ giả thuyết về gen. Tuy nhiên, đến nay, các nhà nghiên cứu chưa xác định được gen nào là gen nguyên nhân gây ra chứng này.

Giả thuyết về não cũng được đưa ra, ví dụ như sự phát triển không bình thường của não ngay từ thời kì bào thai hoặc vấn đề bất thường của tuần hoàn não, thiếu các chất sinh hóa trong não .Tuy nhiên, hiện nay, tất cả những giả thuyết đưa ra vẫn chỉ dừng lại ở mức độ giả thuyết.

Về ảnh hưởng của bệnh, tuy không gây nguy hiểm trực tiếp với sức khỏe và tính mạng của người bệnh nhưng theo một số tài liệu cho thấy đa số người mắc bệnh tự kỷ có tuổi thọ khá thấp.

Trường hợp bị bệnh tự kỷ do áp lực hay sốc tâm lý trong thời gian ngắn thì có thể điều trị tại các trung tâm điều trị tâm lý và có thể nhanh chóng trở lại với xã hội trong vòng 3 tới 4 tháng.

Trẻ tự kỷ thường kèm thêm các bệnh khác như chậm phát triển, không có khả năng nhận thức, không có thể nói hay nhận diện mọi vật xung quanh. Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng vì hiện nay không có một chính sách hỗ trợ hay chữa trị nào cho bệnh tự kỷ, gia đình nào có người mắc bệnh tự kỷ điều phải tự mình, “tự lực cánh sinh” mà chiến đấu với nó.

Trên đây, bài viết vừa giải đáp: Bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì cũng như một số điều cần biết về bệnh lý này. Hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.

Rate this post