Trái ngược với trẻ em đồng bằng, cuộc sống vất vả của trẻ em vùng cao có điều kiện khó khăn hơn rất nhiều. Từ cuộc sống hàng ngày đến chuyện đi học của các em đều vất vả và cần được quan tâm hơn.

Trong một lần có dịp đến Phiêng Phàng, Bắc Kạn, chúng tôi được chứng kiến cuộc sống vất vả của các em nhỏ nơi đây. Nếu chưa từng được đặt chân đến các vùng cao xa xôi và tự mình trải nghiệm cuộc sống ở vùng hẻo lánh này, có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu và đồng cảm được với các em và người dân địa phương.

Trẻ em vùng cao Bắc Kạn có cuộc sống như thế nào?

Chẳng khó để nhận ra một đứa trẻ vùng cao và một đứa trẻ thành phố khi chúng đứng cạnh nhau. Từ vóc dáng, trang phục cho đến nét mặt đều có sự khác biệt lớn. Nếu như trẻ em thành phố thường cao và hơi đầy đặn, mặc quần áo đẹp, lành lặn, thậm chí là còn rất thời trang, gương mặt thể hiện sự chín chắn trước tuổi. Thì trẻ em Bắc Kạn cùng tầm tuổi lại nhỏ nhắn hơn, da hơi ngăm vì dãi nắng, quần áo cũ, lúc nào cũng lấm lem và gương mặt ngây ngô, một số em còn lộ vẻ khắc khổ.

Một ngày của các em bất đầu bằng việc thức dậy từ 5 giờ sáng để chuẩn bị tới trường. Có những em được bố mẹ cho ăn sáng, rồi chuẩn bị cả bữa trưa gói trong lá chuối. Có những em lại chỉ được mẹ nhét vội gói mỳ tôm và chai nước vào cặp rồi đi bộ hàng kilomet để tới trường. Sau khi kết thúc buổi học trên lớp, các em trở về nhà lúc 4 giờ chiều để giúp đỡ gia đình việc nhà như quét nhà, nấu cơm, cho gà ăn.

Buổi tối với ánh đèn mờ, các em ngồi học bài hoặc rảnh rỗi hơn thì xem tivi với bố mẹ cho đến muộn nhất là 9 giờ tối rồi đi ngủ. Ngày nghỉ thì bận rộn hơn, trẻ em ngay từ cấp 1 đã phải theo gia đình lên rẫy lên nương để nhổ cỏ, hái quả hay chăn trâu. Những em nhỏ hơn thì tự chơi một mình trong căn nhà khóa trái.

Từ nhỏ, trẻ em vùng cao đã phải theo bố mẹ lên rẫyTừ nhỏ, trẻ em vùng cao đã phải theo bố mẹ lên rẫy

Bố mẹ các em hầu hết làm ruộng, tiền chẳng đủ ăn, nói gì đến lo cho các em có cuộc sống đầy đủ. Một số em nhà khá giả hơn thì bố mẹ thường đi làm xa, nên ngay từ nhỏ các em đã phải sống với ông bà và rất thiếu thốn tình cảm. Cứ thử so sánh với một đứa trẻ thành phố chẳng phải động tay đến việc nhà, chỉ việc đi học và sớm được tiếp xúc với công nghệ, với smartphone… thì chúng ta sẽ thấy cuộc sống của trẻ em vùng cao đói rét và khó khăn như thế nào.

*** Bạn có thể xem thêm: Ủng hộ trẻ em vùng cao bằng những tấm lòng cao cả

Trẻ em vùng cao Bắc Kạn đi học như thế nào?

Cứ một ngọn núi, tương đương với 3 thôn có một điểm trường nhỏ, gồm 3 lớp học dành cho học sinh tiểu học. Sĩ số của cả trường chỉ dưới 50 em. Mỗi lớp học được ghép bằng những miếng gỗ không chắc chắn, chỉ đủ che mưa che nắng và dễ dàng bị cuốn trôi khi có trận bão lớn kéo về.

Chẳng hề có các thiết bị cơ bản giống ở thành phố như quạt trần, máy chiếu… Các cô giáo cùng lúc phải kiêm nhiệm dạy nhiều môn học và nhiều lớp. Sách vở của các em cũng là được quyên góp và vận chuyển từ dưới xuôi lên và sự ủng hộ từ nhiều câu lạc bộ từ thiện khác nhau.

Hình ảnh lớp học cũ kĩ và thiếu thốn tại vùng caoHình ảnh lớp học cũ kĩ và thiếu thốn tại vùng cao

Tuy điều kiện vật chất khó khăn là thế, nhưng trẻ em vùng cao đi học luôn đầy đủ và yêu thích việc đến trường. Nhiều em thuộc diện hộ nghèo vẫn vươn lên vượt khó và giành được danh hiệu học sinh giỏi. Có lẽ càng nghèo khổ, các em càng sớm ý thức được tầm quan trọng của con chữ đối với tương lai của mình. Thiết nghĩ Đảng, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn nữa tới đời sống và giáo dục cho các trẻ em nơi này để các em không phải đói, rét mà bỏ đi ước mơ của đời mình.

Khi được hỏi về ước mơ của mình, trẻ em vùng cao vẫn luôn hồn nhiên khi mong ước trở thành cô giáo, bác sĩ, công an… Những ước mơ nho nhỏ ấy có thể sẽ là động lực để các em vượt lên số phận và vươn xa hơn sau này!

Xem thêm : Nhói lòng với hình ảnh trẻ em vùng cao trong giá rét

4.1 (82.86%) 7 votes