Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, do đó cần đc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục để trẻ trở thành những con người phát triển hài hòa cả về thể chất và trí tuệ. Vậy luật chăm sóc trẻ em là gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Khái niệm trẻ em là gì?
Theo Luật Trẻ em quy định: Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Về mặt sinh học, trẻ em là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh ra đến khi tuổi dậy thì. Còn định nghĩa pháp lý về một “trẻ em” nói chung là chỉ tới một đứa trẻ hay còn được biết đến là một người chưa tới tuổi trưởng thành.
Luật chăm sóc trẻ em là gì?
Chăm sóc trẻ em được hiểu là hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục, theo dõi quá trình phát triển của trẻ. Trẻ nhỏ từ khi mới lọt lòng mẹ cần sự chăm sóc về dinh dưỡng cũng như giáo dục về tinh thần.
Ở nhiều xã hội, các thành viên khác của gia đình, như ông bà, cũng tham gia việc chăm sóc trẻ. Trẻ em sau độ tuổi 12 tháng có thể đến trường mẫu giáo để nhận được sự chăm sóc, giúp cha mẹ của chúng có thời gian hoạt động xã hội. Từ sau 6 năm tuổi, nhiều quốc gia quy định trẻ em bắt buộc phải đến trường tiểu học.
Tìm hiểu về luật chăm sóc trẻ em là gì?
Xem thêm: Trẻ em lang thang là gì và thực trạng cũng như giải pháp đối với trẻ em này
Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em mới nhất quy định về quyền, bổn phận của trẻ em; các nguyên tắc và biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em. Đồng thời quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
Đối tượng áp dụng của Luật chăm sóc trẻ em là các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ sở giáo dục, gia đình, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Trong Luật chăm sóc trẻ em, một số từ ngữ được hiểu như sau:
+ Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh. Bên cạnh đó là phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
+ Phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em.
+ Người chăm sóc trẻ em là người đảm nhận công việc chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ của trẻ em; người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm cùng với cha, mẹ của trẻ em cấp dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
+ Chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục khi trẻ em không còn cha mẹ; hoặc trong trường hợp trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha mẹ đẻ; hoặc trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích của trẻ em tốt nhất.
Tìm hiểu về luật chăm sóc trẻ em là gì?
Xem thêm: Thanh niên là bao nhiêu tuổi? Tìm hiểu các khái niệm về độ tuổi
Các quyền cơ bản của trẻ em
Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và phát triển một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động từ người lớn, mà các em cũng là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình.
Theo Công ước về Quyền trẻ em, trẻ em có 4 nhóm quyền cơ bản:
– Quyền được sống: Trẻ em được sống một cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển về thể chất. Đó là mức sống đủ, trẻ có nơi ở, được ăn uống đủ chất và được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời.
– Quyền được phát triển: Là những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ về mặt tinh thần và đạo đức. Quyền này bao gồm quyền được học tập, vui chơi và tham gia các hoạt động văn hóa, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng. Để trẻ em được phát triển tốt cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ để phát triển hài hòa.
– Quyền được bảo vệ: Là những quy định để cho trẻ được sống an toàn và lành mạnh. Trẻ em phải được bảo vệ khỏi các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy và bị bỏ rơi, bị bắt cóc, buôn bán. Quyền được bảo vệ còn bao gồm cả không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ. Ngoài ra, trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư.
– Quyền được tham gia: Người lớn cần tạo mọi điều kiện cho trẻ em được tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình. Trẻ em có quyền được kết bạn, giao lưu và được tạo điều kiện để tiếp cận các nguồn thông tin phù hợp.
Tổng hợp