Cơ hội việc làm của ngành Cao đẳng Xét nghiệm Y học sau khi tốt nghiệp ra trường ra sao? Đây là một trong số những thắc mắc được nhiều thí sinh cũng như các bậc phụ huynh quan tâm đến. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ bật mí chi tiết những thông tin liên quan đến chuyên ngành này, mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Ngành Xét nghiệm Y học là gì?

Xét nghiệm Y học hay còn được gọi với cái tên khác đó là Xét nghiệm Y khoa. Đây là một nghiệp vụ của ngành Y sử dụng những trang thiết bị công nghệ, máy móc hiện đại nhằm phân tích từng mẫu bệnh phẩm thu được như máu, dịch, nước tiểu,… để phát hiện và cung cấp chính xác thông tin về tình trạng sức khỏe của người bệnh, làm căn cứ để phía các bác sĩ đưa ra chẩn đoán, tiên lượng bệnh và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Cơ hội việc làm của ngành Cao đẳng Xét nghiệm Y học
Ngành Xét nghiệm Y học là gì?

Theo như số liệu thống kê chung cho thấy có trên 70% kết quả chẩn đoán phải dựa vào từng Xét nghiệm Y học, người làm việc trong công tác Xét nghiệm Y học được gọi là Kỹ thuật viên Xét nghiệm Y học.

Ngành đào tạo sinh viên có phẩm chất đạo đức cũng như lĩnh vực chuyên môn trong ngành nghề Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, biết được cách xét nghiệm lâm sàng, phát hiện nhanh tác nhân gây bệnh chính xác trên nền tảng kiến thức về khoa học sức khỏe nói chung cũng như kiến thức chuyên sâu về hóa sinh, huyết học, vi sinh học, miễn dịch học.

Mục tiêu của ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học đó là cung cấp thông tin kết quả xét nghiệm nhằm giúp cho bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh chóng, phát hiện bệnh lý sớm và điều trị hiệu quả, dự báo được nguy cơ mắc bệnh nhằm cho người dân có ý thức phòng bệnh tốt nhất.

Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học sẽ học những gì?

Sinh viên khi theo học ở trường Cao đẳng Xét nghiệm sẽ được học 6 chuyên ngành bao gồm: Xét nghiệm huyết học, Xét nghiệm hóa sinh, Xét nghiệm vi sinh, Giải phẫu bệnh, Xét nghiệm ký sinh trùng, Sinh học phân tử.

+ Kiến thức: ngoài việc cung cấp cho các bạn khối lượng kiến thức đại cương như ngoại ngữ, lý luận chính trị,… nhà trường còn cung cấp cho sinh viên khối lượng kiến thức cơ sở chuyên ngành như hóa học, toán xác suất – thống kê, sinh học, nghiên cứu khoa học, Vật lý Y sinh, giải phẫu, bệnh học nội – ngoại khoa, dịch tễ, dược lý chuyên ngành,…

Trên cơ sở đó các bạn sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức tốt hơn về những môn học chuyên ngành như huyết học tế bào, xét nghiệm cơ bản, huyết học đông máu; huyết học truyền máu; ký sinh trùng; xét nghiệm tế bào; vi sinh; y sinh học phân tử; Thực tập Kỹ thuật xét nghiệm Vi sinh – Ký sinh trùng; xét nghiệm huyết học nâng cao; hóa sinh; Thực tập Kỹ thuật xét nghiệm Hoá sinh; Thực tập Kỹ thuật xét nghiệm Huyết học; kiểm tra chất lượng xét nghiệm; Thực tập Kỹ thuật xét nghiệm Giải phẫu bệnh,…

+ Trang bị cho sinh viên: những kiến thức về những ngành nghề xét nghiệm tại bối cảnh thực tế của bệnh nhân từ khâu tổ chức, lấy – nhận – chuyển bệnh nhân, phân luồng làm việc. Giao tiếp và ứng xử phù hợp với bệnh nhân, đồng nghiệp và với lãnh đạo bệnh viện và từng khoa phòng ban.

Rèn luyện kỹ năng thực hiện từng kỹ thuật chuyên sâu chuyên ngành hóa sinh, huyết học, biết cách giữ an toàn và chống tình trạng lây nhiễm cho cá nhân; cộng đồng. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên được tích lũy thêm kinh nghiệm, áp dụng từng kiến thức chuyên ngành, Y đức đã học vào trong thực tiễn.

+ Kỹ năng: phía nhà trường luôn mong muốn đào tạo đội ngũ nhân lực “Giỏi về chuyên môn – Tốt về kỹ năng”. Vì vậy, ngoài những hoạt động học tập, sinh viên có thể tham gia vào những hoạt động ngoại khóa hoặc là những buổi tập huấn để có thể nâng cao kỹ năng như: kỹ năng sống, giao tiếp, làm việc theo nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, sáng tạo, đổi mới và biết cách vượt qua khủng hoảng,…

Cơ hội việc làm của ngành Cao đẳng Xét nghiệm Y học

Vậy, cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Cao đẳng Xét nghiệm Y học như thế nào? Thực trạng hiện nay cho thấy cơ hội việc làm của sinh viên khi theo đuổi ngành nghề này ngày càng được mở rộng. Theo đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội đảm nhiệm một số công việc cụ thể như:

Cơ hội việc làm của ngành Cao đẳng Xét nghiệm Y học
Cơ hội việc làm của ngành Cao đẳng Xét nghiệm Y học

– Tổ chức, đón tiếp, hướng dẫn, giúp đỡ cũng như chuẩn bị cho bệnh nhân trước khi tiến hành lấy bệnh phẩm (như nước tiểu, máu, dịch, đờm,…) để tiến hành làm xét nghiệm.

– Tiến hành pha chế hóa chất, thuốc thử và chuẩn bị từng phương tiện, dụng cụ nhằm thực hiện được từng kỹ thuật xét nghiệm.

– Thực hiện từng kỹ thuật xác định vi sinh vật, phân tích từng chất ở trong máu, ký sinh trùng gây bệnh, dịch sinh vật, thực hiện công tác an toàn truyền máu, kiểm tra về hiệu quả điều trị của thuốc.

– Biết cách dùng thành thạo từng trang thiết bị tự động hóa nhằm thực hiện từng xét nghiệm.

– Phân tích và nhận định kết quả xét nghiệm trợ giúp từ phía các bác sĩ lâm sàng.

– Tiến hành thiết lập, điều chỉnh cũng như kiểm tra từng quy trình kỹ thuật nhằm bảo đảm về chất lượng của từng xét nghiệm.

 – Bên cạnh đó, đối với các kỹ thuật viên xét nghiệm ở trình độ cao sẽ là người trực tiếp hướng dẫn cho những kỹ thuật viên xét nghiệm ở trình độ thấp, tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển về nghề nghiệp ở trong từng lĩnh vực chuyên ngành.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học sẽ có thể công tác tại:

+ Ở khoa xét nghiệm nghiệm của từng bệnh viện từ tuyến trung ương đến cơ sở.

+ phòng xét nghiệm tại những Viện vệ sinh dịch tễ, Trung tâm Y tế dự phòng thuộc cấp tỉnh/ huyện,…

+ Những cơ quan/ tổ chức khác có hoạt động xét nghiệm về môi trường, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm,…

+ Công tác tại những trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo tại những chuyên ngành về khoa học sức khỏe.

+ Làm việc tại những phòng khám đa khoa, trung tâm xét nghiệm khác,…

Kết luận

Hẳn với toàn bộ những thông tin được chia sẻ ở trên các thí sinh cũng như các bậc phụ huynh được hiểu rõ về công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Cao đẳng Xét nghiệm. Thí sinh nên cân nhắc lựa chọn được trường đào tạo uy tín, chất lượng nhất hiện nay để theo học.

Rate this post