Cuộc sống của trẻ em vùng cao khó khăn ở Việt Nam là vấn đề mà toàn xã hội quan tâm. Từ việc thiếu thốn miếng cơm manh áo, đến điều kiện học tập, cả vật chất lẫn tinh thần.
1. Cuộc sống trong điều kiện khó khăn, khắc nghiệt
Vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn, bất lợi, trẻ em miền núi Tây Bắc có cuộc sống gần gũi thiên nhiên nhưng chịu nhiều khắc nghiệt và lạc hậu. Địa hình đồi núi hiểm trở, đi lại khó khăn vất vả, dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt với nhiệt độ thường xuyên xuống dưới 10 độ C trong những ngày đông giá. Trẻ em dân tộc thiểu số Việt Nam phải chịu cái rét thấu xương vào mùa đông, trong khi vẫn giữ tập tục làm nhà phên vầu (một loại cây tương tự cây tre, có nhiều trên núi) mong manh không kín gió.
Trẻ em vùng cao khó khăn trong điều kiện khắc nghiệt
2. Đời sống vật chất thiếu thốn
Rất dễ dàng bắt gặp những hình ảnh của các em bé cơm không đủ ăn, quần áo không đủ mặc trần truồng, nheo nhóc trên những nẻo đường đồi núi hay ngồi lê trước bãi hiên nhà. Chất lượng đời sống kém, không đầy đủ về dinh dưỡng, gầy gò, ốm yêu và nheo nhóc, bệnh tật. Đời sống kinh tế khó khăn của gia đình khiến các em không có được một cuộc no đủ, ấm áp.
3. Thiếu thốn cơ sở vật chất hạ tầng, y tế, khám chữa bệnh
Trẻ em vùng cao khó khăn gì? Các dân tộc vùng cao với đường giao thông khó khăn, đi lại nguy hiểm, hệ thống thủy nông thủy lợi kém; mặt bằng dân trí và các điều kiện tiếp cận thông tin, thị trường còn bị hạn chế. Cơ sở hạ tầng ở các xã miền núi, vùng cao, xã đặc biệt khó khăn là vấn đề mà nhà nước rất quan tâm nhất là về điện sinh hoạt, trường học, trạm y tế … Trong tình trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực y tế. Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe của người dân thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh miễn phí. Luôn luôn có những chương trình khám chữa bệnh miễn phí dành cho những người dân gặp hoàn cảnh khó khăn, vất vả.
Trẻ em vùng cao khó khăn gì?
4. Tình trạng giáo dục ở các dân tộc vùng cao
Một điều vô cùng thiệt thòi của các trẻ em vùng cao đó là khó khăn trong việc cắp sắp đến trường. Nhiều nơi, nhận thức của một bộ phận người dân về việc học tập của con em còn hạn chế, chưa quan tâm tạo điều kiện để con em đi học. Dù đường xá đi lại khó khăn hiểm trở, điều kiện gia đình không có, nhưng điều đó không làm vơi đi tinh thần học tập của em. Mong muốn được học tập, được hiểu biết và thoát nghèo. Điều đó thôi thúc các em băng rừng băng núi, khó khăn hiểm trở để đem về cái chữ cho mình.
Điều kiện giáo dục tại các dân tộc vùng cao cũng ngày được quan tâm và cải thiện
Để tiếp tục phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số rất ít người, Chính phủ và nhà cũng rất quan tâm đến việc khuyến khích cử tuyển và đảm bảo nguồn nhân lực giảng dạy tại các địa phương. Mặc dù điều kiện học tập còn khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn nhưng không làm vơi đi tình yêu của thầy trò đối với những trang sách thắp sáng tương lai.
Khó khăn về đời sống kinh tế xã hội, về cơ sở vật chất, thiếu thốn về tinh thần, điều kiện sinh hoạt … của các dân tộc vùng núi nước ta là vấn đề lâu dài mà Đảng và nhà nước quan tâm, tích cực đưa ra những chủ trương và chính sách nhằm cải thiện và thúc đẩy đời sống người dân, đặc biệt là đối tượng trẻ em vùng cao khó khăn. Bên cạnh đó các tổ chức tình nguyện thiện nguyện cũng tích cực kêu gọi, quyên góp và thực hiện những chuyến thiện nguyện chia sẻ khó khăn với các đồng bào dân tộc thiểu số.