Dược được biết đến ngành học được nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn theo học. Năm nhất ngành Dược học những môn gì? Đây cũng là thắc mắc của thí sinh, để có lời giải đáp chi tiết, bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Năm nhất ngành Dược học những môn gì?
Ngay từ những năm đầu khi theo đuổi ngành Dược, thí sinh sẽ được học các môn cơ bản nhằm tạo nền tảng vững chắc cho việc nghiên cứu, tích lũy kiến thức, kỹ năng ngành Dược. Hiện nay ngành Dược được đào tạo phổ biến ở cả hệ Cao đẳng và Đại học, vào năm nhất mỗi hệ đào tạo sẽ có các môn học khác nhau, cụ thể như:
Hệ Cao đẳng
Ở chương trình học Cao đẳng Dược, nhìn chung các trường sẽ tập trung đào tạo những môn học về đại cương, môn cơ sở về ngành Dược, cụ thể như:
- Giáo dục chính trị;
- Giáo dục thể chất;
- Pháp luật;
- Tiếng Anh;
- Giáo dục Quốc phòng-An ninh;
- Tin học;
- Hóa học đại cương – vô cơ;
- Sinh học và di truyền;
- Lý sinh;
- Hóa sinh;
- Vi sinh – Ký sinh trùng;
- Bệnh học cơ sở;
- Giải phẫu – Sinh lý;
- Hóa hữu cơ.
Hệ Đại học
Hệ Đại học, thời gian đào tạo dài nên các môn học sẽ có sự chuyên sâu hơn so với hệ Cao đẳng. Trong đó có một số môn học như:
- Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin;
- Tiếng anh cơ bản;
- Giáo dục thể chất;
- Tin học ứng dụng;
- Vật lý đại cương;
- TH Vật lý đại cương;
- Sinh học;
- Thực hành dược khoa 1 (Thủ thuật bào chế);
- Toán – Xác suất thống kê;
- Thực hành dược khoa 2 (Nhận thức Dược liệu);
- Tiếng anh chuyên ngành;
- Giải phẫu – Sinh lý;
- TH Giải phẫu – Sinh lý;
- Hóa đại cương vô cơ;
- TH Hóa đại cương vô cơ;
- Giáo dục quốc phòng, an ninh.
Ở cả hệ Cao đẳng và Đại học ngoài những môn học lý thuyết, sinh viên sẽ được tham gia những giờ học thực hành để cải thiện kỹ năng thực tế. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng trường và chương trình đào tạo mà sẽ có thêm một số môn học khác nhau.

Cách áp dụng các môn học ngành Dược vào thực tế
Bên cạnh thắc mắc về câu hỏi: Năm nhất ngành Dược học những môn gì?, có nhiều thí sinh muốn tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường ngành Dược. Có thể thấy rằng tiềm năng cơ hội việc làm ngành Dược hiện nay vô cùng lớn, để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân các cơ sở Y tế liên tục tuyển dụng ngành Dược. Nên ngay sau khi tốt nghiệp ngành Dược ra trường, sinh viên có thể đảm nhiều nhiều công việc, vị trí khác nhau, cụ thể như:
- Làm việc tại khoa Dược của bệnh viện và thực hiện công việc đảm bảo chất lượng Dược phẩm, tham vấn cho các Bác sĩ khi kê đơn cho người bệnh;
- Đảm nhiệm công việc nghiên cứu, bào chế Dược phẩm tại các cơ sở, công ty sản xuất, kinh doanh Dược phẩm nhằm đảm bảo chất lượng thuốc và phân phối Dược phẩm đến tay người tiêu dùng;
- Sau khi tích lũy thêm được kiến thức, kinh nghiệm ngành nghề sẽ có cơ hội giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực ngành Dược;
- Thực hiện đánh giá, kiểm tra, đảm bảo, chất lượng của thuốc tại trung tâm kiểm nghiệm thuốc.
Thực tế môi trường làm việc ngành Dược rất đa dạng, đặc biệt do đặc thù ngành Dược liên quan đến sức khỏe nên sẽ mang đến cơ hội nghề nghiệp rộng mở, mức lương ổn định, chế độ đãi ngộ tốt và có lộ trình thăng tiến nhanh chóng… Sau khi tốt nghiệp ngành Dược sẽ có cơ hội để học lên cao hoặc đi du học hay ra nước ngoài làm việc tại những quốc gia đang thiếu hụt nguồn nhân lực ngành Dược.
Bí kíp để sinh viên học tốt những môn học năm nhất ngành Dược
Sinh viên cần xây dựng phương pháp học tập phù hợp để học tốt các môn học năm nhất ngành Dược và trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn ngành nghề. Một số những bí kíp để sinh viên học tốt những môn học năm nhất ngành Dược cụ thể như:
Xây dựng nền tảng vững chắc
Vào năm nhất sinh viên ngành Dược phần lớn sẽ học những kiến thức cơ bản như Hóa học, sinh học, giải phẫu học và dược lý. Đây đều là các môn học nền tảng quan trọng để trang bị kiến thức chuyên sâu sau đó. Bởi vậy:
- Thí sinh cần tập trung ôn tập kiến thức về hóa học, sinh học, nếu phát hiện có lỗ hổng cần dành thời gian ôn tập lại kiến thức;
- Cần nắm vững những thuật ngữ chuyên môn về ngành Dược, duy trì thói quen ghi chép, ôn tập từ vựng chuyên ngành ngay từ ban đầu bắt đầu quá trình theo đuổi ngành Dược.

Lên kế hoạch học tập chi tiết
Sinh viên cần xây dựng kế hoạch học tập phù hợp:
- Chia nhỏ thời gian học tập cho từng môn và đảm bảo rằng việc học diễn ra đều đặn, tốt nhất nên ưu tiên những môn học khó và dành thời gian ôn tập nhiều hơn;
- Nên đặt ra mục tiêu cho mỗi buổi học và cố gắng đạt được, ví dụ như hôm nay cần học xong chương Hóa học đại cương.
Học nhóm và thảo luận
Việc học nhóm sẽ giúp sinh viên mở rộng hiểu biết và giải quyết được vấn đề khó khăn:
- Tổ chức học nhóm với bạn bè, tạo thói quen thảo luận, trao đổi kiến thức với bạn bè để củng cố những gì đã học;
- Trong quá trình học nhóm nếu có vấn đề chưa hiểu có thể hỏi bạn bè để giúp việc học đạt hiệu quả.
Tìm hiểu tài liệu bổ sung
- Thí sinh thường xuyên đọc sách tham khảo và những tài liệu của giảng viên hoặc tìm những tài liệu từ các nguồn trực tuyến như Google Scholar, PubMed để hiểu sâu hơn về các khái niệm chuyên ngành Dược;
- Tham gia các khóa học online để bạn làm quen với các kỹ thuật mới trong Dược học, từ đó tăng cường hiểu biết và khả năng áp dụng.
Ghi chép và ôn tập thường xuyên
Ghi chép là một trong những cách tốt nhất để ghi nhớ kiến thức lâu dài, do đó thí sinh nên:
- Ghi chép chi tiết những điểm chính trong bài học, đặc biệt là những khái niệm, công thức hoặc các bước quan trọng của từng môn học;
- Dành thời gian ôn tập đều đặn mỗi ngày các bài học cũ và không để kiến thức bị lãng quên.
Kiên nhẫn và kiên trì
Do đặc thù của ngành Dược nên yêu cầu người làm việc trong ngành cần đến sự kiên nhẫn và kiên trì.
- Đối với những môn học khó như Hóa học hữu cơ, Sinh học tế bào, Dược lý học… Cần tập trung ôn tập kiến thức, kiên trì học không được bỏ cuộc.
Với những thông tin chia sẻ ở trên chắc hẳn bạn đọc đã có lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc “Năm nhất ngành Dược học những môn gì?”. Theo đó thí sinh sẽ có hành trang, chủ động chuẩn bị tốt nền tảng kiến thức, kỹ năng ngành Dược.